Nhân ngày Môi trường thế giới (5/6):

Đánh bại ô nhiễm nhựa

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và quốc gia đăng cai tổ chức ngày Môi trường thế giới đã lựa chọn chủ đề hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2023 là “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” và slogan của WED2023 là “Beat Plastic Pollution” (Đánh bại ô nhiễm nhựa).

Rác thải nhựa được phân loại để nâng cao hiệu quả xử lý, góp phần bảo vệ môi trường (1).jpg
Rác thải được phân loại, thu gom.

Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa là chủ đề được lựa chọn nhằm tập trung thực hiện các giải pháp đối với ô nhiễm nhựa. Tại Việt Nam, thời gian qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và phong trào “Chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động, nhiều mô hình, sáng kiến thiết thực chống rác thải nhựa đã được triển khai. Trong đó, Lào Cai đã xây dựng Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Đề án thể hiện rõ sự quyết tâm của tỉnh Lào Cai trong việc thực hiện các chính sách và giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa, nhất là sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ni lông khó phân hủy.

Với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sát thực tế, đề án đã tạo được sự đồng thuận cao của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

Rác thải nhựa được phân loại để nâng cao hiệu quả xử lý, góp phần bảo vệ môi trường (3).jpg
Người dân vùng cao chủ động trong phân loại rác tại nguồn.

Theo ông Lưu Đức Cường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, những năm qua, Lào Cai đã có nhiều giải pháp giải quyết những vấn đề về môi trường, trong đó có giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại và các biện pháp giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ni lông khó phân hủy được tuyên truyền sâu rộng. Từ việc thay đổi nhận thức, người dân dần thay đổi thói quen và chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường, 100% cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh có hành động cụ thể về việc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ni lông khó phân hủy, thay thế bằng các sản phẩm sử dụng nhiều lần trong các hoạt động thường xuyên, các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Trong cộng đồng, tỷ lệ sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng 1 lần trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của người dân cũng giảm.

Rác thải nhựa được phân loại để nâng cao hiệu quả xử lý, góp phần bảo vệ môi trường (2).jpg
Mô hình thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật tại Bắc Hà.

Bên cạnh tuyên truyền, các ngành, địa phương cũng thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm ô nhiễm rác thải nhựa trong các hoạt động chuyên ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn, tuyên truyền việc thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, vỏ bao ni lông, vỏ vắc-xin tiêm phòng cho vật nuôi; Sở Y tế thường xuyên tuyên truyền người bệnh và người nhà người bệnh phân loại chất thải, giảm thiểu chất thải nhựa; Sở Du lịch thực hiện chủ trương phát triển du lịch xanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường; Sở Giáo dục và Đào tạo lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa vào các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa, ngày hội stem, thi viết, vẽ tranh về môi trường…

fcff0da145e294bccdf3.jpg
Chương trình đổi rác thải nhựa lấy cây xanh, phân bón được nhiều người dân hưởng ứng.

Đối với các tổ chức hội, các mô hình nhằm giảm ô nhiễm rác thải nhựa cũng được phát động, triển khai. Điển hình như tại huyện Bát Xát, Hội Phụ nữ huyện đã tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ phân loại rác thải rắn trong sinh hoạt, không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Tương tự, tại các địa phương, nhiều mô hình "Thu gom rác thải tái chế, bán phế liệu giúp phụ nữ nghèo và bảo vệ môi trường", “Nhà sạch, vườn đẹp”, “Thứ 7 xanh, Chủ nhật sạch”, “Ngày Chủ nhật xanh”… được đoàn viên, thanh niên, phụ nữ hưởng ứng, triển khai thường xuyên.

Bên cạnh giảm lượng rác thải nhựa phát thải ra môi trường, Lào Cai cũng nỗ lực tăng cường năng lực quản lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý rác thải nhựa. Lào Cai đang thực hiện đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cùng với đó, việc giảm tiêu thụ, thải bỏ sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ni lông khó phân hủy cũng được quan tâm, thực hiện trong cộng đồng…

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được phân làm 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Bởi vậy, hầu hết chất thải nhựa được phân loại ngay từ nguồn (chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng) góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu lượng rác thải đưa vào môi trường.

Với nhiều giải pháp, thông qua các hoạt động tuyên truyền, hành động cụ thể đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý thức của người dân Lào Cai trong giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Trong bối cảnh yêu cầu giảm thiểu chất thải nhựa được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường, các phong trào “Chống chất thải nhựa” được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh, trở thành nhiệm vụ chiến lược được ưu tiên, nhằm xây dựng một tương lai xanh, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

[Infographic] Phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

Sau mưa bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Vì vậy, người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hướng dẫn đường đến thôn Kho Vàng

Hướng dẫn đường đến thôn Kho Vàng

Đường từ xã Cốc Lầu đến thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đã bị chia cắt hoàn toàn sau khi mưa lũ kéo dài. Hiện, để tiếp cận được với 17 hộ dân với 115 nhân khẩu đang tạm lánh nạn trên núi cao việc di chuyển rất khó khăn và phức tạp.

Chuyện kể từ Kho Vàng

Chuyện kể từ Kho Vàng

480 phút là quãng thời gian làm nên kỳ tích ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà. Đó cũng thời điểm người dân bản Mông đồng lòng, đoàn kết nghe theo lời đảng viên trẻ Ma Seo Chứ.

[Ảnh] Tuổi trẻ Bắc Hà hướng về vùng lũ

[Ảnh] Tuổi trẻ Bắc Hà hướng về vùng lũ

Những ngày qua, mưa lớn của hoàn lưu bão số 3 đã gây sụt sạt trên nhiều tuyến đường của huyện Bắc Hà. Điều này không chỉ gây cản trở công tác cứu hộ, cứu nạn còn khiến việc tiếp tế lương thực, thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Để chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, tuổi trẻ Bắc Hà đã thành lập đoàn cứu trợ với gần 100 thành viên, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm đến với người dân ở các thôn bị cô lập.

[Infographic] Xử lý nước và vệ sinh môi trường sau mưa lũ

[Infographic] Xử lý nước và vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Trong bão lụt, nước ngập tràn, cuốn theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác động vật... làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, ngay khi nước rút, người dân cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi truờng để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên ra quân hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh môi trường

Hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên ra quân hỗ trợ Nhân dân tổng vệ sinh môi trường

Sáng 14/9, tại phố Đinh Lễ, thành phố Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với thành phố Lào Cai trong tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 (Yagi). Lễ ra quân huy động hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên các đoàn cơ sở, trường học và Nhân dân trên địa bàn thành phố Lào Cai. Hoạt động tổng vệ sinh môi trường diễn ra trong 2 ngày 14 - 15/9.

Dầm bùn, đội nắng tìm người mất tích ở Nậm Lúc

Dầm bùn, đội nắng tìm người mất tích ở Nậm Lúc

Do đường giao thông vào vùng lũ Nậm Lúc hiện vẫn bị chia cắt, nên chưa thể huy động thiết bị máy móc vào hiện trường cứu nạn và khắc phục hậu quả sạt lở đất. Hiện trường vụ sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông và Khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc là bãi đất, đá ngổn ngang, khiến công tác tìm kiếm người mất tích và giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai của các lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

fbytzltw