“Hành trình thứ 2” của rác thải nhựa

Kết thúc nhiệm vụ chính phục vụ cuộc sống, những vật liệu nhựa trở thành rác thải. Với bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, những mô hình tái chế đã đem đến “hành trình thứ 2” cho những loại rác thải này - hành trình tạo nên những vật dụng mới từ đồ vật tưởng như đã hết giá trị - hành trình nỗ lực bảo vệ môi trường và cuộc sống xanh.

Những năm qua, nhiều mô hình tái chế các loại rác thải nhựa đã được triển khai, trong đó phải kể đến vai trò tiên phong của các trường học. Tại nhiều ngôi trường, các thầy, cô không chỉ tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về tác hại của rác thải nhựa với môi trường sống, mà còn ứng dụng nhiều mô hình tận dụng, tái chế rác thải nhựa làm đồ dùng.

Rác thải nhựa được tái chế thành đồ chơi, vật dụng học tập tại Bắc Hà.Thúy Phượng.jpg
Rác thải nhựa được tái chế thành đồ chơi, đồ dùng học tập.

Tại Mường Khương, năm 2022, điểm trường mầm non Ngải Phóng Chồ, xã Cao Sơn được xây dựng từ vật liệu là rác thải nhựa tái chế. Để xây dựng điểm trường này, đã có 115 tấn rác thải nhựa được tái chế thành các loại vật liệu xây dựng kiên cố.

Đây cũng là trường học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng bằng rác thải nhựa tái chế. Ngôi trường không chỉ tạo hứng thú trong học tập cho các em nhỏ, mà còn giúp các em tiếp cận với ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường từ rác thải nhựa được sản xuất với kỹ thuật hiện đại để trở thành vật liệu xây dựng đạt chuẩn về độ bền, an toàn.

Tại Bắc Hà, với mong muốn truyền tải thông điệp tới toàn dân phát huy nhiều sáng kiến vì môi trường, chống rác thải nhựa, nhóm tác giả là giáo viên thuộc Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Bắc Hà đã có sáng kiến “Nghệ thuật tái chế rác thải nhựa - hành động để đổi thay”, tại thôn Xà Ván - Sừ Mần Khang, xã Tả Van Chư.

Thực hiện sáng kiến này, các phế phẩm là rác thải nhựa, ni lông... được tận dụng, tái chế thành nhiều tác phẩm nghệ thuật thân thiện với môi trường, góp phần tô điểm cho các địa danh, điểm check-in tại thôn đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời phục vụ nhu cầu của người dân, học sinh và cải thiện kinh tế.

Đến địa phương này, không khó để gặp những chậu cây, giỏ hoa, đồ chơi trẻ em, đồ trang trí… được tô vẽ, tạo hình đẹp mắt có nguồn gốc từ chính những chai, lọ, lốp xe, các đồ dùng từ nhựa cũ, hỏng đã bỏ đi…

Những mô hình thu gom, phân loại, tái chế rác thải nhựa góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của con người. Tôi hy vọng những mô hình tương tự sẽ được nhân rộng, không chỉ ứng dụng tại các trường trên địa bàn xã Tả Van Chư mà còn lan tỏa khắp các địa phương trong huyện, trong tỉnh và trên khắp cả nước.

Chị Mai Quỳnh Ngọc, đại diện nhóm tác giả sáng kiến “Nghệ thuật tái chế rác thải nhựa - hành động để đổi thay”

Tương tự, tại xã Thái Niên (Bảo Thắng), công trình “Sân chơi cho em” với chủ đề “Hành trình của lốp lần 2” đã được lực lượng đoàn viên, thanh niên triển khai nhiều năm nay. Hưởng ứng chương trình này, đoàn viên, thanh niên xã Thái Niên đã xin lại những chiếc lốp xe cũ không còn giá trị sử dụng, rồi tái chế thành những dụng cụ vui chơi như xe mô hình, xích đu, bập bênh và bồn trồng hoa. Đoàn Thanh niên xã Thái Niên phấn đấu mỗi năm xây dựng mới 1 “sân chơi cho em” tại các điểm trường, đồng thời duy trì sử dụng các điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi đã và đang sử dụng.

1.jpg
Những chiếc lốp cũ được tái chế, tận dụng làm chậu cây, trang trí trong trường học.

Chúng tôi hy vọng việc tái chế lốp xe nói riêng và các loại rác thải nhựa nói chung sẽ tạo thêm một hành trình sau khi những vật dụng này đã hết nhiệm vụ chính. Việc tái chế, tận dụng sẽ góp phần hạn chế việc xả rác thải ra môi trường, giảm áp lực trong việc xử lý rác thải, đồng thời tiết kiệm được chi phí mua vật dụng, đồ chơi tại các địa phương còn nhiều khó khăn.

Chị Hoàng Thị Hoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thái Niên (Bảo Thắng)

Theo thống kê của cơ quan hữu quan, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, khối lượng chất thải nhựa phát sinh khoảng 36,8 - 55,2 tấn/ngày, tương đương khoảng 13.432 - 20.148 tấn/năm. Nếu trung bình 10 - 15% lượng chất thải nhựa và túi ni lông phát sinh không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa thải bỏ ở Lào Cai xấp xỉ 2.000 - 3.000 tấn/năm.

Những năm qua, trước nguy cơ ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gia tăng, tại nhiều địa phương, phong trào thực hiện các mô hình, khuyến khích người dân tái chế và tái sử dụng rác thải nhựa trong sinh hoạt được nhân rộng. Việc tái chế, tái sử dụng các nguồn rác thải nhựa là một trong những giải pháp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, dù cách làm khác nhau, nhưng hiệu quả các mô hình mang lại là giúp môi trường sống tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw