Dân ca Việt Nam vang lên trong phòng hòa nhạc danh tiếng bậc nhất thế giới

Tại "thánh đường âm nhạc" Berliner Philharmonie - một trong những phòng hòa nhạc danh tiếng bậc nhất thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử một dàn hợp xướng thính phòng Đức đã trình bày dân ca Việt Nam.

Nghệ sĩ Trần Phương Hoa (đầu tiên, bên phải) và nghệ sĩ Lê Mạnh Hùng (thứ hai, từ phải sang) đệm đàn dân tộc trong tiết mục “Ngựa ô thương nhớ” do Dàn hợp xướng thính phòng Đức biểu diễn tại Nhà hát “Berliner Philharmonie”. Ảnh: Phương Hoa/PV TTXVN tại Đức
Nghệ sĩ Trần Phương Hoa (đầu tiên, bên phải) và nghệ sĩ Lê Mạnh Hùng (thứ hai, từ phải sang) đệm đàn dân tộc trong tiết mục “Ngựa ô thương nhớ” do Dàn hợp xướng thính phòng Đức biểu diễn tại Nhà hát “Berliner Philharmonie”. Ảnh: Phương Hoa/PV TTXVN tại Đức

Đây là kết quả dự án âm nhạc Berlin - Hanoi 2023 của dàn hợp xướng thính phòng Đức Lichtenberger Piekfeine Töne - thành quả của ý tưởng và sự cộng tác giữa nữ nhạc trưởng Đức Katrin Hübner cùng cặp vợ chồng nghệ sĩ âm nhạc dân tộc Việt Nam Trần Phương Hoa và Lê Mạnh Hùng, kết hợp một số giọng ca người Việt để trình bày các tác phẩm âm nhạc của Việt Nam, Đức và thế giới bằng nhiều thứ tiếng.

Các bản dân ca Việt Nam như “Cây trúc xinh”, “Qua cầu gió bay”, “Bèo dạt mây trôi” và “Ngựa ô thương nhớ” đã được Giáo sư - nhạc sĩ Đặng Ngọc Long ở Berlin, nhạc sĩ Jezzy Dạ Lam Hương Thảo Nguyên ở Munich và nữ nhạc trưởng Katrin Hübner, biên soạn đặc biệt cho dàn hợp xướng. Ngoài các loại nhạc cụ cổ điển, còn có thêm đàn dân tộc đệm do nghệ sĩ Trần Phương Hoa và Lê Mạnh Hùng trình diễn, rất hiếm thấy khi hát hợp xướng cổ điển bốn bè. Các tác phẩm biên soạn cho hợp xướng trên đã được hơn 100 giọng ca nam nữ của 3 dàn hợp xướng Đức ở Berlin hợp lại biểu diễn.

Nếu việc đưa âm nhạc dân tộc hòa vào dòng chảy âm nhạc hiện đại đã khó, thì việc những bài hát dân ca Việt Nam vang lên trong một "thánh đường âm nhạc" có tên tuổi, trong một chương trình hòa nhạc hoành tráng, được dàn dựng công phu và nhuần nhuyễn lại càng khó hơn. Ngoài ra, sự xuất hiện nhạc dân tộc Việt lần đầu tiên tại nhiều quốc gia khác nhau ở châu Âu, các thành phố lớn, các địa danh lịch sử nổi tiếng, nhiều festival âm nhạc quốc tế, trong một số vở kịch, bộ phim truyện, phim tài liệu, chương trình truyền hình, các dàn nhạc thuộc nhiều thể loại nhạc khác nhau…, càng cho thấy văn hóa Việt Nam đã sánh vai và hội nhập với thế giới.

Với việc Dàn giao hưởng thính phòng Đức Lichtenberger Piekfeine Töne trình bày các tác phẩm Việt Nam, đây cũng sẽ là sự tiếp nối chuỗi “những lần đầu tiên” của âm nhạc dân tộc Việt tại Đức. Trước đó, vào năm 1998, hòa nhạc dân tộc Việt Nam được biểu diễn trong tòa thị chính Berlin. Năm 2000, xuất hiện nhạc dân tộc Việt tại Nhà văn hóa thế giới ở Berlin. Năm 2001, nhạc dân tộc Việt Nam được trình diễn tại Beethoven Haus ở thành phố Bonn. Năm 2007, bộ môn nhạc cụ dân tộc Việt Nam bắt đầu được giảng dạy trong hệ thống trường nhạc công của Berlin và duy trì đều đặn cho tới nay. Năm 2014, kết hợp đàn tranh, bầu, sáo với dàn nhạc giao hưởng thính phòng Bremen dựng vở opera "Con Rồng, cháu Tiên". Năm 2015, vở opera “Con Rồng, cháu Tiên” được trình diễn trong Dinh Tổng thống Đức tại Berlin. Năm 2022, dàn hợp xướng của trường Gymnasium Max Planck Berlin trình bày các tác phẩm "Trống cơm", "Inh Lả ơi", "Cây trúc xinh"….

Tiết mục “Bèo dạt mây trôi” do Dàn hợp xướng thính phòng Đức biểu diễn tại Nhà hát “Berliner Philharmonie”. Ảnh: Phương Hoa/PV TTXVN tại Đức
Tiết mục “Bèo dạt mây trôi” do Dàn hợp xướng thính phòng Đức biểu diễn tại Nhà hát “Berliner Philharmonie”. Ảnh: Phương Hoa/PV TTXVN tại Đức

Trao đổi với phóng viên TTXVN, Giáo sư âm nhạc Đặng Ngọc Long - người biên soạn tác phẩm “Bèo dạt mây trôi” cho hợp xướng - bày tỏ niềm vui khi dân ca Việt Nam được chọn biểu diễn tại Berliner Philharmonie. Ông chia sẻ: “Dân ca Việt Nam, qua đây sẽ phát triển và vang xa trên khắp mọi miền. Đặc biệt trong một chương trình biểu diễn được dàn dựng kỳ công, sinh động, bản 'Bèo dạt mây trôi' của tôi được tuyển chọn là một niềm tự hào và xúc động”.

Ông Nguyễn Huy Liêm, một khán giả yêu âm nhạc cổ điển, đặc biệt là những bài dân ca Việt Nam chuyển soạn cho những dàn hợp xướng hoặc nhạc cụ nói chung, chia sẻ: “Đối với tôi, ‘Bèo dạt mây trôi’ là một trong những tiết mục thành công. Dàn hợp xướng cùng những nghệ sĩ tuy không chuyên nghiệp nhưng mang đến những tiết mục đặc sắc, mới mẻ về cách thể hiện, nhưng vẫn giữ được hồn Việt trong mỗi tác phẩm”. Một khán giả khác đến từ thành phố Frankfurt cho biết: “Dưới sự chỉ huy của nữ nhạc trưởng Katrin Hübler, các dàn hợp xướng cùng hai nghệ sĩ nhạc dân tộc Việt Nam Trần Phương Hoa, Lê Mạnh Hùng, đã mang đến cho khán giả những tiết mục sống động và đậm màu sắc Việt Nam. Cả nghìn khán giả đứng dậy, cùng những tràng vỗ tay không ngớt chứng tỏ họ đã đón nhận âm nhạc Việt bằng cả sự say mê”.

Càng tự hào hơn khi trong khán phòng chật ních, có không ít người Việt Nam, từng học tập, sinh sống và làm việc tại Đức, đổ về xem đêm nhạc đặc biệt này. Thậm chí, nhiều người sống ở những bang rất xa, hàng trăm km cũng tới đây "để được nghe dàn hợp xướng thính phòng Đức trình bày dân ca Việt Nam".

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw