Đặc sắc Lễ hội "Pút tồng" và "Quả Tăng"

Ngày 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), cụm xã Tả Phìn - Trung Chải - Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa) tổ chức Lễ hội "Pút tồng" và "Quả Tăng" năm 2024 tại xã Tả Phìn.

IMG_1982.JPG
Đã thành thông lệ, vào đầu tháng Giêng hằng năm, người dân xã Tả Phìn lại nô nức mở hội. Lễ hội năm nay được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội mùa xuân "Sa Pa - Vùng đất muôn sắc hoa” năm 2024 với sự tham dự của các dân tộc trên địa bàn xã Trung Chải, Ngũ Chỉ Sơn và du khách thập phương trên cả nước.
IMG_1917.JPG
IMG_1883.JPG
1.jpg
Từ sớm, người dân đã chuẩn bị lễ cúng miếu gồm gà, lợn, rượu, gạo, hoa quả... để xin phép Thành Hoàng làng tổ chức lễ hội.
IMG_1835.JPG
IMG_2374.JPG
Các chàng trai, cô gái Dao đỏ xúng xính áo mới đi trẩy hội.
IMG_2026.JPG
Thầy cúng chủ trì lễ chuẩn bị những công đoạn cần thiết cho nghi lễ Pút tồng.
IMG_2140.JPG
IMG_2188.JPG
Pút tồng là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của đồng bào Dao đỏ. Trong tiếng Dao, “pút” có nghĩa là nhảy, “tồng” có nghĩa là đồng. Pút tồng vừa là cách thức diễn xướng được thực hiện khi hành lễ và cũng có nghĩa là một nghi lễ thờ cúng tưởng nhớ đến linh hồn tổ tiên của người Dao đỏ. Sự ra đời của nghi lễ Pút tồng gắn với một số truyền thuyết về cuộc di cư của người Dao.
IMG_2206.JPG
Diễn trình lễ Pút tồng gồm 11 bước và hầu hết các nghi lễ cúng bái đều được thực hiện thông qua các động tác nhảy, múa. Các điệu nhảy được thực hiện nối tiếp nhau trong suốt tiến trình nghi lễ, phần cầu khấn hầu như được “gói ghém” vào các điệu nhảy. Trong khi múa, họ luôn miệng xưng tụng thần linh và các điệu múa được sử dụng như hình thức làm hài lòng thần linh, bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với tổ tiên, thần, thánh.
IMG_2256.JPG
IMG_2293.JPG
IMG_2287.JPG
Vũ điệu “Điệu Vạn Phù” mô phỏng tín ngưỡng đối với các cô dâu đồng bào dân tộc Dao trước khi bước vào nhà chồng làm lễ bái đường, thành hôn.
IMG_2296.JPG
IMG_2334.JPG
Trích đoạn nghi lễ "Quả Tăng" hay còn gọi là nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.
IMG_2345.JPG
Theo tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao, nghi lễ "Quả Tăng" là một thủ tục bắt buộc đối với người đàn ông. Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành. Nếu chưa được cấp sắc, thì dù sống tới già vẫn bị coi là chưa trưởng thành.
20240218_114029.jpg
Trích đoạn đám cưới người Dao.
IMG_2023.JPG
IMG_2385.JPG
IMG_2012.JPG
Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách.
IMG_2402.JPG
IMG_2426.JPG
Các em nhỏ được bố mẹ đưa đi trẩy hội.
IMG_2455.JPG
IMG_2419.JPG
IMG_2460.JPG
IMG_2408.JPG
IMG_1947.JPG
Những tiết mục văn nghệ đặc sắc.
IMG_2516.JPG
IMG_2494.JPG
IMG_2536.JPG
Tại lễ hội, du khách được tham quan, trải nghiệm các gian hàng trưng bày các Di sản văn hóa phi vật thể đồng bào dân tộc Dao đỏ; gian hàng ẩm thực...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw