Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà

LCĐT – Nằm trong khuôn khổ Festival cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2023, Lễ hội nhảy lửa của đồng bào Dao đỏ xã Nậm Đét được đông đảo Nhân dân và du khách thập phương chờ đón.

Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 1
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 2
Lễ hội nhảy lửa được tổ chức ở Sân vận động Trung tâm huyện Bắc Hà.
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 3
Đại biểu tham dự lễ hội.

Nghệ nhân Ưu tú, thầy cúng Bàn A Ton, xã Nậm Đét chia sẻ: Theo quan niệm của người Dao đỏ, ngọn lửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và văn hóa, tâm linh. Lửa được coi là vị thần giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật, mang lại sự ấm áp và cuộc sống no đủ, thịnh vượng. Vì vậy, vào những dịp đầu xuân, năm mới, các bản người Dao đỏ lại tổ chức nhảy lửa. Mọi người tin rằng, khi lễ nhảy lửa diễn ra, thần lửa sẽ sưởi ấm và mang lại cho dân làng một năm mới bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 

Theo quy định dân gian, tham gia nhảy lửa phải là nam giới và cơ thể phải sạch sẽ. Trước khi nhảy lửa, họ phải đun nước tắm rửa sạch sẽ. Vì vậy, nhảy lửa thường được thực hiện vào lúc tối, tức là sau khi những người tham gia đã ăn uống xong và tắm rửa sạch sẽ.

Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 4
Lãnh đạo UBND huyện Bắc Hà khai mạc lễ hội.

Đúng 20h, ngày 11/2, đống củi lớn xếp giữa sân được đốt cháy. Ánh lửa ấm áp xua tan giá lạnh của hơi sương trong đêm xuân. Lễ hội nhảy lửa bắt đầu với chương trình nghệ thuật đặc sắc “Xuân về trên cao nguyên”. Những tiết mục ca, múa, nhạc mang đậm âm hưởng dân gian của các dân tộc anh em quần cư nơi cao nguyên trắng Bắc Hà với những thanh âm trong trẻo, thiết tha, khiến không gian cao nguyên như càng mênh mang hơn, lòng người càng thêm ấm áp, ngọt ngào.

Chị Lâm Bích Hiến, xã Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) háo hức chia sẻ: Tôi mới chỉ được xem lễ hội nhảy lửa của một số đồng bào dân tộc thiểu số trên ti vi, cảm thấy rất độc đáo và thiêng liêng, vì là phong tục truyền thống, chứa đựng nhiều yếu tố huyền bí. Lần đầu được tận mắt xem, tôi vô cùng háo hức, chờ đợi.

Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 5
Lửa được thắp lên giữa sân.

Khi những lời ca cuối cùng của chương trình nghệ thuật khép lại, cũng là lúc sân khấu của lễ hội sáng rực than hồng. Buổi lễ được bắt đầu với nghi thức cúng lễ của thầy cúng xin phép thần linh, tổ tiên cho người dân được tổ chức lễ hội.

Trong phần nghi lễ, vật phẩm dâng cúng không thể thiếu các loại như: Cơm, gạo, rượu, gà luộc, nước suối, vải mộc màu trắng, hương, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến.

Tiếp sau nghi lễ thiêng liêng, trong hồi trống giục rộn ràng, thầy cúng thực hiện nghi thức cúng gọi thần linh nhập vào các trò để tham gia nhảy lửa, xin thần linh, thần lửa ban cho các trò sức mạnh để nhảy lửa, phù hộ, che chở cho các trò không bị lửa thiêu, than đốt.

Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 6
Những thanh niên tham gia nhảy lửa.

Sau khi các nghệ nhân cúng sắp hết bài thì những thanh niên tham gia nhảy lửa vào làm thủ tục bằng cách ngồi trên những chiếc ghế bên đống lửa đang cháy rực để thầy cúng làm phép “nhập tâm”.

Ở bên ngoài, người xem đứng thành những vòng rộng vừa đánh trống vừa reo hò cổ vũ. Trong khi thầy cúng niệm thần chú với nội dung nhờ các vị thần, tổ tiên phù hộ cho người chơi không bị bỏng hoặc gặp tai nạn thì những người chơi nhắm mắt, tay đặt lên đầu gối.

Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 7
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 8
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 9
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 10
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 11
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 12
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 13
Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 14
Vũ điệu nhảy lửa của các chàng trai Dao đỏ trên đống than rực hồng.

Khi bài cúng kết thúc, người chơi bắt đầu “nhập tâm”, cơ thể họ dần thoát khỏi thực tại và chìm vào một cõi riêng kỳ bí, càng lúc càng run rẩy và lắc lư mạnh. Sau đó họ đứng lên, chân nhảy theo nhịp cùng tiến về đống than đỏ rực. Với đôi chân trần, những thanh niên Dao đỏ nhảy vào giữa đống lửa, lấy chân gạt than ra thành một bãi rộng, dùng tay bốc đống tro than nóng bỏng văng ra xa. Họ nhảy múa trong lửa đỏ với đôi chân trần mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi. Thời gian nhảy trên lửa dài hay ngắn tùy theo “sức mạnh” mà họ được thần linh ban cho.

Hết đôi chân trần này đến đôi chân trần khác cứ vục sâu trong đống than đỏ cho đến khi than tàn hẳn mới thôi. Đó là sức mạnh, sự gan dạ, lòng dũng cảm, khéo léo, nhanh nhẹn của người đàn ông Dao đỏ.

Anh Triệu A Ú vừa thể hiện xong màn nhảy lửa của mình, khuôn mặt đỏ ửng tựa tha hồng chia sẻ: Nhảy lửa là hoạt động tín ngưỡng tâm linh nhiều ý nghĩa. Tôi và các anh em đều cảm thấy rất hạnh phúc khi được lựa chọn tham gia nhảy lửa cầu những điều tốt đẹp, hạnh phúc nhất cho mọi ngưởi, mọi nhà.

Những chàng trai tham gia Lễ hội nhảy lửa nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ và tình cảm đầy yêu mến của những người tham dự khi mỗi màn trình diễn là tiếng trống rộn vang, tiếng hò reo cổ vũ.

Em Vàng Thị Thu Trang, xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) không giấu được niềm cảm phục: Nhìn các anh ấy nhảy vào đống than rực hồng bằng chân trần, em vô cùng ngưỡng mộ.

Ấn tượng vũ điệu nhảy lửa của người Dao đỏ Bắc Hà ảnh 15
Du khách nước ngoài thích thú tham dự Lễ hội nhảy lửa.

Được lưu giữ ngàn đời nay, nhảy lửa là nghi lễ tín ngưỡng dân gian độc đáo chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh huyền bí. Nó không chỉ thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên và mong ước về cuộc sống ấm no, làm ăn thuận lợi, đẩy lùi bệnh tật, mà còn là “sợi dây” tinh thần gắn kết cộng đồng Dao đỏ, giúp mọi người đoàn kết, gắn bó hơn để cùng nhau xây dựng bản làng ấm no.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw