Công ty Điện lực Lào Cai: Tiên phong "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí"

"Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí"- chủ đề do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai hướng đến mục tiêu tạo ra những thay đổi tích cực trong cách quản lý và sử dụng năng lượng hợp lý. Tại Công ty Điện lực Lào Cai, mục tiêu này được hiện thực hóa, mang lại những giá trị thực cho cuộc sống.

"Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" được Công ty Điện lực Lào Cai xác định là nhiệm vụ chiến lược trong mọi hoạt động. Do vậy, hàng loạt giải pháp nhằm giảm thất thoát điện năng được triển khai.

1.jpg
Xử lý thay thế CSV, phát nhiệt trong TBA 110kV Lào Cai 2.

Một trong những nỗ lực mà Công ty Điện lực Lào Cai tập trung đó là tối ưu hóa năng lực sản xuất bằng việc đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới công nghệ, tăng cường sử dụng thiết bị hiệu quả, giúp tăng năng lực sản xuất, giảm lãng phí năng lượng.

Cụ thể, Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành lắp đặt 100% công tơ điện tử khi xóa bỏ toàn bộ công tơ cơ. Việc thay thế này không chỉ giảm nhân công ghi chỉ số, tăng năng suất lao động, mà còn góp phần chuyên nghiệp hóa quy trình cung cấp dịch vụ. Công tơ được tích hợp hệ thống đo xa với tỷ lệ online đạt trên 98%, qua đó, đảm bảo tính chính xác trong việc mua bán điện, giảm tổn thất điện năng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị phát hiện, phòng ngừa sự cố, thiết bị đóng cắt tự động (Reclorer, LBS, RMU) cũng góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Điện lực Lào Cai đã có 436/449 thiết bị đóng cắt tự động được kết nối tín hiệu về trung tâm điều khiển xa, đạt 97% và thao tác đóng lại tự động thành công.

2.png
Một trong những khóa đào tạo tại Công ty Điện lực Lào Cai.

Song song với đó, Công ty Điện lực Lào Cai đã tổ chức các khóa đào tạo về tiết kiệm năng lượng và chống lãng phí cho cán bộ, nhân viên, giúp các cán bộ, kỹ sư, người lao động nâng cao nhận thức, tầm quan trọng từ chủ trương tiết kiệm và ứng dụng thực tế vào công việc. Công ty cũng khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng tiết kiệm, giảm lãng phí thông qua các sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Những ý tưởng đột phá đã được triển khai, từng bước cải thiện quy trình làm việc.

Không dừng lại ở việc cải thiện hoạt động nội bộ, Công ty Điện lực Lào Cai còn tạo mối liên kết mạnh mẽ với cộng đồng. Thông qua các chương trình tư vấn, hoạt động tuyên truyền, Công ty Điện lực Lào Cai đã lan tỏa ý thức, tinh thần tiết kiệm năng lượng, giảm lãng phí. Hành động này không chỉ thúc đẩy sự chung sức của khách hàng, mà còn tạo môi trường tương tác tích cực giữa doanh nghiệp với cộng đồng.

3.jpg
Tuyên truyền tiết kiệm điện tại huyện Bắc Hà.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai chia sẻ: "Chúng tôi luôn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường và tối ưu hóa sử dụng năng lượng lên hàng đầu trong mọi quyết định và hoạt động của mình. Đây không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước."

Nhiều năm liền, Công ty Điện lực Lào Cai có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp nhất toàn Tổng Công ty. Năm 2023, tỷ lệ tổn thất ở mức 2,23% giảm 0,01% kế hoạch giao, thấp hơn 0,41% cùng kỳ năm trước... là minh chứng cho những nỗ lực của Công ty.

Tuy nhiên, "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" của EVN mà Công ty Điện lực Lào Cai hưởng ứng không chỉ dừng ở việc đạt được các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng; mà còn truyền đi thông điệp tích cực, mang nhiều ý nghĩa, lan tỏa tinh thần, ý thức tiết kiệm năng lượng. Bởi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn thiết thực bảo vệ môi trường, thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

fb yt zl tw