Công cụ hỗ trợ nâng cao trải nghiệm người dùng website cơ quan nhà nước

Qua việc đo lường theo bộ tiêu chí đánh giá cổng/ trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước năm 2025, các bộ, ngành, địa phương sẽ có giải pháp cải thiện hiệu quả cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên website.

Bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử (gọi tắt là website) của cơ quan nhà nước năm 2025 vừa được Bộ KH&CN ban hành. Đây là công cụ để đánh giá toàn bộ website của các bộ, tỉnh sau khi việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo phương án tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hoàn thành.

Bộ tiêu chí mới được ban hành gồm các nhóm tiêu chí cụ thể như kết nối đầy đủ; cấu trúc, bố cục, hiển thị đầy đủ; tính tuân thủ về yêu cầu kỹ thuật trong đặc tả dữ liệu; tuân thủ về tên miền; hiệu năng tải trang dành cho trải nghiệm người sử dụng; an toàn thông tin.

1.jpg
Việc đo thời gian tải trang của website cơ quan nhà nước sẽ được thực hiện bằng công cụ tự động và lặp lại vào nhiều thời điểm khác nhau trên môi trường sử dụng thực tế. (Ảnh minh họa)

Với từng tiêu chí, Bộ KH&CN đều giải thích rõ nội hàm và hướng dẫn cách đánh giá. Đơn cử như, tiêu chí hiệu năng tải trang dành cho trải nghiệm người dùng gồm 4 yêu cầu cụ thể: Thời gian người sử dụng đợi để nhìn thấy nội dung đầu tiên trên website sau khi bắt đầu được tải phải dưới 3 giây; thời gian trình duyệt hiển thị phần nội dung lớn nhất của website phải dưới 4 giây; thời gian website cần để hiển thị đầy đủ nội dung trên màn hình phải dưới 5,8 giây; và thời gian website cần để xử lý mỗi tác vụ trong quá trình tải trang phải dưới 0,6 giây.

Hay với nhóm tiêu chí an toàn thông tin, có 3 tiêu chí cụ thể mà website các bộ, tỉnh phải đáp ứng là: Phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin cấp độ 03 trở lên, ban hành quy chế bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống; phương án bảo đảm an toàn thông tin của Cổng thông tin điện tử đáp ứng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật; được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng định kỳ, đột xuất theo quy định và trước khi được đưa vào vận hành, khai thác.

Chia sẻ với PV VietNamNet, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ KH&CN) cho hay, bên cạnh việc là công cụ hỗ trợ thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ và công bố kết quả xếp hạng website các cơ quan nhà nước, bộ tiêu chí cũng thiết lập khung chuẩn đánh giá thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Cụ thể, bộ tiêu chí đã được xây dựng để đồng bộ hóa cách thức đánh giá với chuẩn kỹ thuật, cấu trúc, bố cục được quy định tại Thông tư 22 năm 2023 của Bộ TT&TT (nay là Bộ KH&CN), dự kiến sẽ được áp dụng đồng bộ cho 22 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.jpg
Năm 2025, cổng, trang thông tin điện tử của các bộ, ngành sẽ tiếp tục được xếp hạng theo lượt truy cập, với dữ liệu thu thập tự động từ hệ thống EMC của Bộ KH&CN. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, bộ tiêu chí cũng hỗ trợ nâng cao chất lượng vận hành và trải nghiệm của người dùng khi sử dụng các dịch vụ số trên website cơ quan nhà nước. Thông qua việc đo lường tự động các chỉ số hiệu năng, kết nối hệ thống EMC (hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số), an toàn thông tin, thời gian tải trang…, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có căn cứ để triển khai những giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang.

Ngoài ra, việc bộ tiêu chí đánh giá website cơ quan nhà nước năm 2025 cũng tạo tiền đề cho việc xây dựng công cụ đánh giá tự động, giúp tiết kiệm nguồn lực và thời gian đánh giá quy mô lớn.

Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ KH&CN cũng đã dự kiến lộ trình triển khai đánh giá website các cơ quan nhà nước trong năm nay. Theo đó, sẽ đánh giá toàn bộ website của 56 bộ, tỉnh với thời điểm bắt đầu đánh giá là sau 1 tháng kể từ khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã vào ngày 30/6/2025, tức là dự kiến bắt đầu từ tháng 8/2025. Công tác đánh giá sẽ hoàn thành trước tháng 11/2025.

Trong kỳ đánh giá năm 2024, Cục Chuyển đổi số quốc gia đã xếp hạng website của bộ, ngành, địa phương theo lượt truy cập, căn cứ từ dữ liệu hệ thống EMC thu thập.

Kết quả, ở khối bộ ngành, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (nay thuộc Bộ Tài chính), Bộ KH&ĐT (nay là Bộ Tài chính), Bộ TT&TT (nay là Bộ KH&CN) và Văn phòng Chính phủ là 5 cơ quan có lượt truy cập nhiều nhất khối bộ, ngành.

Ở khối tỉnh, thành phố, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Nghệ An, Bình Định, Bắc Giang, Bình Dương, Cà Mau, Quảng Ngãi là 10 địa phương có website được truy cập nhiều nhất.

Ngay thời điểm công bố kết quả đánh giá website cơ quan nhà nước năm 2024, Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng đã khuyến nghị các bộ, tỉnh có lượt truy cập website thấp cần tăng cường chất lượng nội dung; đồng thời đảm bảo tính tương tác, kết nối giữa website của cơ quan mình với doanh nghiệp và người dân.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Hội nghị chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng từ Sở Khoa học và Công nghệ sang Công an tỉnh Lào Cai.

Chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng từ Sở Khoa học và Công nghệ sang Công an tỉnh Lào Cai

Sáng 9/6, tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ đã diễn ra Hội nghị chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng từ Sở Khoa học và Công nghệ sang Công an tỉnh Lào Cai. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Giải quyết bài toán dữ liệu và nhân lực cho phát triển AI “Make in Vietnam”

Giải quyết bài toán dữ liệu và nhân lực cho phát triển AI “Make in Vietnam”

Trí tuệ nhân tạo (AI) Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và có tiềm năng lớn nhờ sự quan tâm của chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng công nghệ. Tuy nhiên, dữ liệu và nhân lực là hai trong số những điểm nghẽn cần tháo gỡ để phát triển AI nội địa bền vững, phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Cục Thuế đề nghị các tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đồng hành hỗ trợ hộ kinh doanh

Cục Thuế đề nghị các tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đồng hành hỗ trợ hộ kinh doanh

Cục Thuế vừa có văn bản gửi các tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (gồm tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử) về việc phối hợp cùng cơ quan thuế triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với hộ kinh doanh.

Khát vọng thương hiệu AI Việt

Khát vọng thương hiệu AI Việt

Tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2025 được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tử Quảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chia sẻ: “Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra DeepSeek hay một mô hình nền tảng giống GPT của riêng mình”.

fb yt zl tw