Thủ tướng yêu cầu thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 69/CĐ-TTg ngày 22/5/2025 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến. Ảnh: baochinhphu.vn
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến. Ảnh: baochinhphu.vn

Để kịp thời cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, thời gian giải quyết, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính đáp ứng mục tiêu, yêu cầu theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung triển khai một số nội dung sau:

Tập trung hoàn thành việc cập nhật, công khai kết quả tổng hợp, thống kê thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trước ngày 10/6/2025.

Cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025.

Khẩn trương tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025 và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo, thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân và của Chính phủ tại Nghị quyết số 66/NQ-CP .

Giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm. Chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.

Minh bạch hoá, số hoá, tự động hoá, áp dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính, nhất là thành lập, giải thể doanh nghiệp, đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm...

Tiếp tục hoàn thành việc thực thi phương án về phân cấp thẩm quyền giải quyết của 307 TTHC đã được phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2025. 100% thủ tục hành chính nội bộ được rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa phù hợp với quy định mới của pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền và việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh

Bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.

Giao các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan, địa phương theo các mục tiêu, yêu cầu, chỉ đạo tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ và các nhiệm vụ tại Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện (trong báo cáo cải cách thủ tục hành chính) trước ngày 25 hằng tháng.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên; kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền./.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khát vọng thương hiệu AI Việt

Khát vọng thương hiệu AI Việt

Tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2025 được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tử Quảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chia sẻ: “Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra DeepSeek hay một mô hình nền tảng giống GPT của riêng mình”.

Ứng dụng AI trong du lịch: Cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu hành trình

Ứng dụng AI trong du lịch: Cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu hành trình

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những bước chuyển mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Với khả năng phân tích dữ liệu và tự động hóa quy trình, AI không chỉ giúp cá nhân hóa trải nghiệm của du khách mà còn hỗ trợ tối ưu hóa công tác quản lý, vận hành và quảng bá điểm đến.

Thế trận truyền thông nhân dân trong kỷ nguyên số

Thế trận truyền thông nhân dân trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội trở thành không gian truyền thông mới. Thực tiễn đó đặt ra những cơ hội và thách thức cho việc bảo đảm một môi trường mạng xã hội lành mạnh, nhân văn, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc và sự phát triển bền vững làm định hướng.

fb yt zl tw