Ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy các trường học vùng cao

Mặc dù còn tồn tại những khó khăn liên quan đến cơ sở vật chất nhưng giáo viên ở các trường vùng cao đã tìm hiểu, ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác giảng dạy.

Đưa AI vào trường học

Trước bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, AI đã và đang trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục. Bắt kịp xu thế đó, nhiều trường học ở vùng cao cũng đã tìm hiểu, ứng dụng công nghệ, AI vào công tác giảng dạy với kỳ vọng mang đến cho học sinh những bài học sinh động, hiệu quả.

Bà Ngần Thị Lâm, Hiệu trưởng Trường TH-THCS Hang Kia A (Hòa Bình) cho biết, nhà trường hiện có 22 lớp học với tổng số 446 học sinh, trong đó, các em học sinh người dân tộc thiểu số chiếm đến 98,7%.

Học sinh tại Trường TH-THCS Hang Kia A phần lớn là người dân tộc thiểu số.
Học sinh tại Trường TH-THCS Hang Kia A phần lớn là người dân tộc thiểu số.

Để nâng cao chất lượng dạy và học, những năm gần đây, nhà trường từng bước đưa công nghệ vào phục vụ công tác dạy và học như sử dụng máy chiếu, trình chiếu slide trong các tiết học.

Về ứng dụng AI trong công tác dạy và học, bà Lâm cho biết hiện nhà trường có giáo viên sử dụng AI trong việc gợi ý nội dung bài giảng, soạn câu hỏi cho học sinh nhưng số lượng chưa nhiều.

Theo bà Lâm, nếu AI được sử dụng hợp lý sẽ giúp giáo viên có được những tiết dạy sinh động. Ứng dụng AI cũng sẽ giúp học trò dễ dàng hơn trong việc tiếp thu nội dung bài học. "Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục khuyến khích việc sử dụng AI để hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy", bà Lâm chia sẻ.

Tại Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nậm Nhừ (huyện Nậm Pồ, Điện Biên), việc ứng dụng công nghệ và AI được thầy cô chú trọng. Ông Lê Trung Hiến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ như sử dụng phần mềm trình chiếu trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên đã chủ động tìm hiểu và thử nghiệm các công cụ AI như ChatGPT, Canva AI để hỗ trợ soạn giáo án, tạo đề thi tự động, thiết kế bài giảng trực quan hơn.

Ông Hiến đánh giá, AI bước đầu mang lại những thuận lợi khá rõ nét khi giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, cá nhân hóa việc học cho học sinh, đồng thời làm cho bài giảng trở nên phong phú, hấp dẫn hơn. Cũng theo vị này, công nghệ và AI cũng giúp bài học sinh động, học sinh hào hứng hơn, còn giáo viên có thêm công cụ hỗ trợ sáng tạo.

Tuy nhiên, với những bất lợi về cơ sở vật chất, vị trí địa lý nên tại các trường vùng sâu, vùng xa, việc ứng dụng công nghệ cũng như AI vào quá trình giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn.

Ông Phạm Viết Phúc, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, Kỳ Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An với số lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Với đặc thù cách trở về vị trí địa lý nên tại các trường vùng sâu, vùng xa, sóng điện thoại, mạng Internet còn chập chờn, nhiều học sinh còn chưa có điện thoại thông minh hay máy tính cá nhân nên khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ, AI vào dạy và học.

Ngoài ra, kỹ năng công nghệ của giáo viên còn hạn chế, nhiều thầy cô mới chỉ ở giai đoạn tìm hiểu, làm quen với AI nên hiệu quả hỗ trợ trong giảng dạy chưa nhiều. "Hiện nay, AI đang là một công cụ đắc lực hỗ trợ không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn các ngành nghề khác. Trong thời gian tới, huyện Kỳ Sơn cũng sẽ đẩy mạnh việc tập huấn, phổ cập AI vào trong công tác giảng dạy."

AI công cụ hỗ trợ đắc lực của giáo viên

Việc ứng dụng công nghệ, AI vào quá trình giảng dạy giúp giáo viên tạo ra được những tiết học sinh động, đồng thời giúp kích thích các giác quan, tăng khả năng tiếp thu, học tập ở học sinh.

Đầu tháng 2 vừa qua, tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi huyện Văn Bàn (Lào Cai), tiết dạy về hoạt động mua bán hàng hóa của cô Vũ Thanh Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Khánh Yên đã trở nên đặc biệt nhờ ứng dụng AI trong quá trình giảng dạy. Tiết dạy không chỉ nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia giáo dục mà còn giúp cô Thủy giành giải Nhất tại hội thi.

Để có được thành tích đó, cô Thủy đã sử dụng các phần mềm, như Camtasia, iSpring, iMindMap10 và các trang web như Lumalabs, Hedra để thiết kế và chuyển ảnh thành video, tạo nên một nhân vật sinh động, dễ thương khiến học sinh hứng thú hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.

Sự tiện lợi của AI trong quá trình dạy học cũng được thầy giáo Lò Duy Tùng, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Tủa Thàng số 1 (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) đánh giá cao. Thầy Tùng sử dụng AI để thực hiện đề tài "Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm và tự luận chuyên nghiệp để kiểm tra, đánh giá học sinh môn tiếng Anh lớp 5".

Theo đánh giá của thầy Tùng, nhờ sự trợ giúp của AI, hệ thống câu hỏi được cá nhân hóa theo trình độ, đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá năng lực học sinh. Bên cạnh đó, AI còn chấm điểm nhanh, phản hồi tức thì, phân tích tiến độ học tập và giúp học sinh tự đánh giá sau mỗi bài làm.

Cuối tháng 3/2025, Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên đã phối hợp cùng Tổ chức STEAM for Vietnam triển khai dự án mang tên "Train the Trainers 2025: Phổ cập AI cho giáo viên tỉnh Điện Biên". Đây được xem là một hoạt động cụ thể, mang tính chiến lược nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo trong kỷ nguyên số.

Giáo viên tại tỉnh Điện Biên tham gia chương trình phổ cập AI diễn ra vào cuối tháng 3/2025.
Giáo viên tại tỉnh Điện Biên tham gia chương trình phổ cập AI diễn ra vào cuối tháng 3/2025.

Dự án hướng tới đào tạo cho khoảng 17.000 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp hiểu rõ về AI và các công nghệ liên quan, cách trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) có thể hỗ trợ và cải thiện công tác giảng dạy với các công cụ AI (Chat GPT, Copilot…).

Bà Hoàng Tuyết Ban, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Điện Biên đánh giá, việc phổ cập ứng dụng AI hướng đến việc trang bị kiến thức và kỹ năng áp dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) cho cán bộ, giáo viên nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy, tăng cường tương tác với học sinh.

Ngoài ra, dự án sẽ giúp nâng cao thứ hạng giáo dục của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ. Tăng cường năng lực chuyển đổi số vào công tác giảng dạy và quản lý giáo dục trong tương lai.

phunuvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 và phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 và phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”

Sáng 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu tỉnh đến các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và cơ sở.

Chính thức vận hành Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Chính thức vận hành Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sau gần 5 tháng kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, ngày 20/5, Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57 chính thức được đưa vào vận hành trên Cổng Thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Bộ Chỉ số KPI (chiến lược, tác nghiệp).

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.

Bát Xát: Hơn 160 cán bộ, giáo viên được tập huấn chuyển đổi số

Bát Xát: Hơn 160 cán bộ, giáo viên được tập huấn chuyển đổi số

Ngày 15/5, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Bát Xát tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho 167 học viên là cán bộ quản lý, viên chức, văn thư, bí thư đoàn trường, nhân viên phụ trách công nghệ thông tin của các trường học; cán bộ phụ trách chuyển đổi số Trung tâm Y tế và văn thư các trạm y tế trên địa bàn huyện.

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều 12/5, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương.

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Công ty Cổ phần Cấp nước Lào Cai đang tích cực triển khai chuyển đổi hợp đồng dịch vụ cấp nước từ bản giấy sang hợp đồng điện tử - tiến trình quan trọng trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

fb yt zl tw