"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

Theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thì điều này là yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Nghị quyết số 57-NQ/TW xác định quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện, phải được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá.

Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính. Nhà khoa học là nhân tố then chốt. Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Như vậy, cả Nghị quyết số 57-NQ/TW lẫn Nghị quyết số 68-NQ/TW (ngày 4/5/2025) về phát triển kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị đều thể hiện lối tư duy táo bạo, mang tính đột phá.

Nếu Nghị quyết số 68-NQ/TW coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia thì Nghị quyết số 57-NQ/TW khẳng định rằng doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo.

Bộ Chính trị đánh giá, tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm; quy mô, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách xa so với nhóm các nước phát triển; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt lõi.

Chính vì vậy, để Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì những chủ trương an toàn, ổn định là chưa đủ mà chúng ta cần có quyết sách mang tính chiến lược, cách mạng nhằm tạo đột phá phát triển khoa học-công nghệ. Đó chính là chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai các doanh nghiệp, không ỉ lại, trông chờ vào Nhà nước.

Không chỉ quan điểm chỉ đạo mà mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết số 57-NQ/TW cũng mang tính đột phá. Theo đó, đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế.

Việt Nam sẽ thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế.

Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức trên 55%; mức xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt tối thiểu 50%. Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Mức sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%, giao dịch không dùng tiền mặt đạt 80%. Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 40%...

Giải pháp mới, rất táo bạo để thúc đẩy doanh nghiệp chú trọng tới đổi mới sáng tạo là đưa ra cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra; chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Việt Nam sẽ có cơ chế thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước; có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. Hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số.

Cơ chế vĩ mô phải đi kèm các chính sách cụ thể. Đó là sự ưu đãi, khuyến khích hết sức thiết thực đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong việc đầu tư cho chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Việt Nam sẽ có chính sách đủ mạnh để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển một số doanh nghiệp công nghệ số chiến lược trong nước quy mô lớn để phát triển hạ tầng số, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia và đủ năng lực cạnh tranh quốc tế.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích về nhân lực, tài chính và phi tài chính thì việc xây dựng thói quen và ý thức đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp cũng được các chuyên gia coi là giải pháp cần chú trọng.

Theo đó, Chính phủ cần xây dựng, triển khai các chương trình, chiến dịch nhằm tăng cường ý thức, thói quen, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo cho người dân và doanh nghiệp. Chẳng hạn, Chính phủ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá toàn diện, bền vững để khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành cơ chế để nhân rộng, chia sẻ các mô hình, kinh nghiệm thành công trong đổi mới sáng tạo.

Về phần mình, các doanh nghiệp cần vượt qua tư duy ngại thay đổi trong văn hóa tổ chức, phải tự tạo động lực nội tại, khuyến khích sự sáng tạo và xây dựng môi trường linh hoạt để thích nghi với biến động của thị trường, không ngại thử nghiệm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, học hỏi kinh nghiệm từ những thất bại.

Khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo được kỳ vọng sẽ đóng góp tới 4 - 5% vào sự tăng trưởng GDP hằng năm của Việt Nam (mục tiêu là tăng 8 - 10%), trong đó phần đóng góp từ đổi mới sáng tạo chiếm tới 3%, còn lĩnh vực khoa học-công nghệ chỉ chiếm 1%. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế hiện đại, qua đó gián tiếp khẳng định vị trí của các doanh nghiệp trong việc đưa GDP của đất nước đi lên.

Theo tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW, Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (đang được xây dựng) lần đầu tiên có một chương riêng dành cho các chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Trong đó, doanh nghiệp ở Việt Nam được trao quyền và khuyến khích mạnh mẽ để đầu tư cho nghiên cứu phát triển, không chỉ bằng nguồn lực của mình mà còn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua các chính sách "mồi" tài chính, theo nguyên tắc "Nhà nước chi 1 đồng để thu hút 3-4 đồng từ doanh nghiệp". Đây là lý do Nghị quyết số 57-NQ/TW được ví là "khoán 10 trong khoa học-công nghệ".

Đồng thời với việc tạo nhiều thuận lợi thì quá trình toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, đổi mới sáng tạo được xem là động lực hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Luật Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2013 khẳng định: Đổi mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.

Đổi mới sáng tạo không những là một trong những chỉ số quan trọng của doanh nghiệp mà là thước đo về hiệu suất hoạt động của nền kinh tế, là yếu tố quyết định cho sự tiến bộ của mỗi quốc gia.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

VNPT Yên Bái - VNPT Lào Cai đảm bảo vận hành thông suốt chính quyền 2 cấp

VNPT Yên Bái - VNPT Lào Cai đảm bảo vận hành thông suốt chính quyền 2 cấp

Để đảm bảo sự vận hành thông suốt của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những ngày qua, VNPT Yên Bái – VNPT Lào Cai (tỉnh Lào Cai) không chỉ tập trung triển khai hạ tầng mà còn chú trọng đến công tác hỗ trợ người dân và cán bộ, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2025 triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ngày 2/7 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã trong mô hình chính quyền hai cấp. Điều này không chỉ định vị chuyển đổi số như một trụ cột cốt lõi trong cải cách hành chính mà còn là kim chỉ nam cho việc xây dựng một hệ thống chính quyền hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và gần gũi với nhân dân.

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Sáng 7/7, tuổi trẻ tỉnh Lào Cai đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

fb yt zl tw