Công bố kết quả đánh giá chất lượng các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính

Theo đánh giá chất lượng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh vừa được Bộ TT&TT công bố, không có hệ thống của bộ, ngành, địa phương nào đạt được mức A, B - 2 mức cao trong thang đánh giá.

Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT) đã hoàn thành việc đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024. Kết quả đánh giá vừa được Bộ TT&TT thông tin rộng rãi tới các bộ, ngành và địa phương.

Kết quả đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024 sẽ giúp các bộ, ngành và địa phương nhìn rõ hiện trạng, thấy được những tồn tại, hạn chế để từ đó xác định và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới.

Trong lần đánh giá về đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật của các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh năm nay, 84 hệ thống của các bộ, ngành, địa phương đã được chấm điểm theo thang 100, với 6 nhóm tiêu chí gồm: Chức năng, cấu trúc, bố cục; hiệu năng; an toàn thông tin; khả năng truy cập thông tin thuận tiện; kết nối với hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số - EMC.

1.jpg
Việc đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính giúp các bộ, tỉnh thấy rõ hiện trạng để có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Sau khi được đánh giá theo bộ tiêu tiêu chí, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương được chia thành 5 mức độ có tổng điểm từ cao xuống thấp gồm: A (từ 90 - 100 điểm); B (từ 80 - 89 điểm); C (từ 65 - 79 điểm); D (từ 50 - 64 điểm) và D (dưới 50 điểm).

Kết quả, điểm trung bình của khối bộ, ngành là 43. Trong 21 bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, không bộ, ngành nào có hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đạt mức A và B; 5 bộ đạt mức C gồm Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt mức D; 15 bộ, ngành còn lại đạt mức E.

2.jpg
Sáu bộ dẫn đầu trong bảng đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính khối bộ, ngành năm 2024.

Với 63 địa phương, điểm trung bình của khối này là 63 điểm, cao hơn so với khối các bộ, ngành. Tuy nhiên, tương tự khối bộ ngành, không hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính nào của địa phương đạt mức A và B; 39 địa phương đạt mức C; 24 địa phương đạt mức D; 9 tỉnh bị đánh giá mức E gồm: Gia Lai, Đồng Nai, Thanh Hóa, Bình Thuận, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hậu Giang và Phú Yên.

w-xep-hang-cap-tinh-1-3090.jpg
Tỷ lệ mức độ xếp hạng đánh giá theo tỉnh, thành phố.

Kết quả mới được Bộ TT&TT công bố cho thấy, điểm số trung bình và xếp loại trong đánh giá năm 2024 giảm đáng kể so với năm ngoái. Nguyên nhân, theo phân tích của Bộ TT&TT, là do phạm vi đánh giá mở rộng từ 3 nhóm tiêu chí năm 2023 lên 6 nhóm tiêu chí trong năm nay.

Cụ thể, năm 2023 chỉ tập trung vào đánh giá phân hệ cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, còn năm 2024 đã bổ sung đánh giá thêm nhiều nhóm tiêu chí như: Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính; cấu trúc và bố cục của cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh; việc đảm bảo an toàn thông tin và việc kết nối hệ thống EMC. Thậm chí, với các nhóm tiêu chí đã có, các tiêu chí thành phần cũng được bổ sung và mở rộng chi tiết hơn.

Điểm chức năng của các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024 nhìn chung chưa cao, trung bình là 30/50 điểm. Trong đó, nhiều chức năng còn thiếu hoặc có nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Đơn cử như, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa chuẩn hóa về mã, tên thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử kèm theo dịch vụ công trực tuyến; các hướng dẫn quy trình sử dụng cho tổ chức, cá nhân, hướng dẫn quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và kết quả của dịch vụ công trực tuyến đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính còn thiếu; mức độ cung cấp dịch vụ công tại nhiều bộ, tỉnh chưa đúng theo quy định hiện hành; hồ sơ điện tử được số hóa chưa đáp ứng theo quy định; nhiều cơ quan chưa xây dựng trợ lý ảo phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; việc liên thông cập nhật trạng thái, việc xử lý hồ sơ điện tử chưa qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu...

Bộ TT&TT cũng nhận xét, việc triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung tại cấp bộ đang đối mặt với nhiều thách thức hơn so với cấp tỉnh, nhất là các bộ, ngành lớn có nhiều hệ thống đã hoạt động trong thời gian dài, việc chuyển đổi và hợp nhất trở nên phức tạp và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn.

Các hệ thống cũ thường có sự khác biệt về cấu trúc và tính năng khiến việc tích hợp các hệ thống này không chỉ cần thời gian nâng cấp, mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan để đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trong quá trình triển khai.

Trong báo cáo chuyển đổi số nửa đầu năm nay, Bộ TT&TT chỉ rõ, kết quả đánh giá không bộ, ngành, địa phương nào có hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đạt mức A và B, phản ánh chất lượng các hệ thống còn nhiều hạn chế, cần phải đặc biệt quan tâm.

Vì thế, Bộ TT&TT khuyến nghị các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện các chức năng, tính năng kỹ thuật theo Thông tư 21 năm 2023 của Bộ TT&TT quy định về chức năng và tính năng kỹ thuật của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

Là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên công tác chuyển đổi số các hợp tác xã thời gian qua vẫn còn chậm, chưa xứng với tiềm năng, kỳ vọng. Việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã đang là bài toán cần sự tham gia của các Bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.

AI góp phần thay đổi diện mạo ngành truyền thông

AI góp phần thay đổi diện mạo ngành truyền thông

Theo báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Tân Hoa xã công bố ngày 14/10, trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo của ngành truyền thông báo chí, đem đến các động lực sản xuất mới, nâng cao trải nghiệm người dùng và mang lại triển vọng đầy hứa hẹn cho ngành.

Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với tỉnh Lào Cai

Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với tỉnh Lào Cai

Chiều 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với tỉnh Lào Cai.

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai

Sáng 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai.

Lào Cai ban hành đề án về phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số

Lào Cai ban hành đề án về phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số

Ngày 11/10/2024, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định 2594/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai năm 2025. Việc ban hành đề án là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của chính quyền, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

Hiện nay, các lỗ hổng bảo mật ngày càng gia tăng và đe dọa sự ổn định của các hệ thống thông tin quan trọng, không chỉ với các tổ chức quốc tế mà còn đặc biệt nguy hiểm với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, 4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây sự chú ý trong năm nay.

"Thể chế thông thoáng - hạ tầng thông suốt - nhân lực thông minh" khi thực hiện chuyển đổi số

"Thể chế thông thoáng - hạ tầng thông suốt - nhân lực thông minh" khi thực hiện chuyển đổi số

Sáng 12/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi "xanh" với ngành đường sắt Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi "xanh" với ngành đường sắt Việt Nam

Thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, các tiện ích “Xanh” cho hành khách và cán bộ nhân viên của ngành đường sắt, Vingroup và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ cùng phối hợp truyền thông, quảng bá các hành trình du lịch, điểm đến trên khắp cả nước; góp phần hiện thực cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw