Công an thị xã Sa Pa: Tập trung thực hiện Đề án 06

Xác định rõ tầm quan trọng của Đề án “Phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030” (Đề án 06) đối với sự phát triển của địa phương, Công an thị xã Sa Pa đã triển khai mô hình “Dịch vụ công trực tuyến theo Đề án 06”.

Là phường trung tâm của thị xã, phường Sa Pa được chọn làm mô hình điểm thực hiện Đề án 06 trên địa bàn thị xã Sa Pa trong năm 2023. Ban Chỉ đạo Đề án 06 phường đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền giúp người dân trên địa bàn nắm được tầm quan trọng của Đề án 06. Những ngày này, trên khắp các tuyến phố, tổ lưu động của phường Sa Pa đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân, các cơ sở kinh doanh lưu trú đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID) và tạo tài khoản khai báo lưu trú qua dịch vụ công trực tuyến.

95.jpg

Đặc biệt, phường Sa Pa cũng là địa phương đầu tiên của thị xã thực hiện mô hình an ninh trên ứng dụng Zalo. Thông qua tài khoản “Công an phường Sa Pa Thị xã Sa Pa” giúp người dân nắm được thông tin thiết yếu và thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến một cách dễ dàng, tiện lợi. Chị Hoàng Thị Thịnh ở tổ 4, phường Sa Pa cảm thấy hài lòng khi được các cán bộ Công an phường Sa Pa hướng dẫn tận tình, mọi thủ tục hành chính đều được giải quyết nhanh, gọn. Chị Thịnh bộc bạch: Khi đến Công an phường làm thủ tục hành chính, tôi được cán bộ hướng dẫn cài đặt và sử dụng trang Zalo của Công an phường. Đây là ứng dụng tiện ích, bởi từ nay tôi có thể tìm hiểu và thực hiện một số thủ tục ngay trên điện thoại mà không cần phải đi lại.

96.jpg

Thời gian qua, Công an phường Sa Pa huy động tối đa lực lượng, phương tiện làm việc 24/24 giờ hỗ trợ công dân trên địa bàn đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 qua ứng dụng VNeID. Phường cũng triển khai mô hình an ninh “Công an phường Sa Pa Thị xã Sa Pa” trên ứng dụng Zalo, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tra cứu thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính. Đây cũng là nơi để người dân cung cấp thông tin, tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Trung tá Nguyễn Thành Tâm, Trưởng Công an phường Sa Pa

Theo báo cáo của thị xã Sa Pa, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với 11 dịch vụ của Bộ Công an tại thị xã Sa Pa đạt 86,22% (60.905/70.636 hồ sơ). Trong đó, công dân chủ yếu sử dụng dịch vụ công trực tuyến với các thủ tục liên quan đến tư pháp, đăng ký lưu trú, đăng ký thường trú (chiếm khoảng 90%).

Theo Trung tá Hà Ngọc Khánh, Đội trưởng Đội Quản lý hành chính - Trật tự an toàn xã hội, Công an thị xã Sa Pa, với đặc thù địa bàn có 82,75% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số; 40% hộ nghèo, cận nghèo, nên phương tiện để kết nối với các dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế. Ngoài ra, nhiều công dân không biết chữ, chưa đọc thông viết thạo, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận động đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

98.jpg

Để giải quyết những khó khăn, đảm bảo tiến độ thực hiện Đề án 06, thời gian tới, Công an thị xã Sa Pa tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể khắc phục khó khăn, vướng mắc với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo. Đồng thời, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm số, dịch vụ số, nhất là tạo lập, cài đặt, sử dụng, thực hiện các dịch vụ công trên ứng dụng VNeID. Thường xuyên thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, làm sạch dữ liệu thông tin dân cư để đảm bảo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” theo quy trình hướng dẫn của Bộ Công an.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw