Cô giáo không mơ ước cao xa, chỉ mong học trò tiến bộ từng ngày

Cõng một học sinh bị ngã gãy chân trên lưng đi hết đoạn đường rừng để về nhà, hình ảnh cô giáo Hạng Thị Séng (phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa) đã ghi đậm dấu ấn trong lòng học sinh người Mông ở vùng cao.

Sinh năm 1996 tại mảnh đất Sa Pa, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, cô đã trở về quê hương để dạy học. Đến nay đã trải qua 4 năm công tác, dạy dỗ các em học sinh người Mông, cô đã gắn bó thân thiết với núi rừng và "đàn con" của mình.

Cô Séng cho biết, học sinh của cô 100% là đồng bào dân tộc Mông. Các em hạn chế nhiều về ngôn ngữ và giao tiếp nên kĩ năng sống còn nhiều hạn chế.  Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình nhiều em còn rất khó khăn. Bố mẹ các em chủ yếu làm nông, công việc bận rộn, ít có thời gian quan tâm, giúp đỡ các em trong việc học hành của các em.

Bởi vậy, là một cô giáo cũng là người dân tộc thiểu số, trong quá trình dạy học, cô luôn cố gắng truyền đạt kiến thức, kĩ năng cho các em một cách dễ hiểu nhất. Cô không mơ ước gì cao xa, chỉ mong các em tiến bộ từng ngày.

 Cô giáo không mơ ước cao xa, chỉ mong học trò tiến bộ từng ngày ảnh 1

Cô giáo Hạng Thị Séng và học sinh.

Truyền đạt kiến thức là công việc, cũng là trách nhiệm của cô, nhưng quan tâm đến cái ăn, cái mặc và tâm tư tình cảm của các em lại là tình yêu thương mà cô trao đi. Cô đã nhiều lần kêu gọi sự chung tay ủng hộ của cộng đồng để các em có bánh kẹo trung thu, có hộp quà khi tết đến, rồi bữa cơm trưa bán trú có thêm gói mỳ tôm làm canh. Không chỉ có vậy, trong thời tiết vùng cao khắc nghiệt, cô luôn quan tâm đến sức khỏe của các em. Cụ thể như, vào những ngày mùa đông, cô Séng và đồng nghiệp luôn chuẩn bị một chậu than củi cho học sinh được sưởi ấm.

Nhớ lại kỷ niệm năm ấy, cô kể: Năm công tác thứ hai, lớp tôi chủ nhiệm có một em bị ngã gãy chân. Những ngày đầu, bố mẹ em chia nhau ra đón nhưng những ngày về sau bố mẹ bận trồng ngô nên không đón em được. Buổi chiều, em cứ đợi bố mẹ đến đón nhưng không ai đến. Tôi gọi điện trao đổi thì phụ huynh không đón được nên tôi đã đưa em về tận nhà. Con đường về nhà của em chỉ đi được một đoạn xe, còn lại hai cô trò tự đi bộ về. Em đau chân nên không đi được, tôi cõng em trên lưng vừa thương, vừa khâm phục ý chí đi học của em.

Thế nhưng qua câu chuyện cô kể, ai cũng thấy sự tận tụy của cô đối với học sinh. Không biết bao buổi cô thay cha mẹ em, cõng em về nhà, đó là tấm lòng mà không có "nhiệm vụ" hay "trách nhiệm" nào có thể "gánh" được.

Cô cũng trăn trở, do kinh tế eo hẹp, điều kiện miền núi khó khăn, các em rất cần sự hỗ trợ, chung tay góp sức của xã hội và cộng đồng. Các em cần được hỗ trợ về quần áo ấm, ủng, tất, sữa, cặp lồng cơm giữ nhiệt để ủ ấm cơm đến trưa cho các em... để các em có thể đủ ấm đến trường trong mỗi đợt mùa đông giá rét về.

Nhà cô Séng cách trường khoảng 3km, nên các buổi chiều sau khi học sinh nghỉ, cô lại tranh thủ nán lại dọn dẹp, vệ sinh lớp, để sáng hôm sau khi các em đến trường thì lớp đã sạch sẽ, tinh tươm. Đó là bởi cô thương học sinh người Mông mỗi chiều về muộn, hôm sau khi trời còn sớm tinh sương đã phải đến trường, trong đó có nhiều em còn phải làm rẫy, trông em nhỏ, rất vất vả.

Cô Séng khiêm tốn cho rằng mình vẫn còn hạn chế nhiều về năng lực, chuyên môn, cần phải học hỏi, nỗ lực hơn từ thế hệ những giáo viên đi trước. Bởi ở nơi đây, các thầy cô giáo không chỉ dạy các em biết chữ, dạy các em kiến thức mà còn dạy các em kỹ năng sống, để khi ra khỏi vùng cao, các em khỏi bỡ ngỡ.

Bằng cả tình thương yêu, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với các em học sinh, cô giáo trẻ Hạng Thị Séng đã luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp gieo con chữ nơi vùng cao xa xôi. Từ những khó khăn đã tạo nên một nhà giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh như con. Tấm lòng luôn tận tụy yêu thương học sinh hết mực của cô Hạng Thị Séng sẽ là nguồn động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ, giúp các em tự tin, vững bước trên con đường tương lai.

Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cây táo tuổi thơ

Cây táo tuổi thơ

Bất cứ vị khách nào, nếu có dịp ghé thăm Trường THCS Bản Cầm, huyện Bảo Thắng đều rất ngạc nhiên với hình ảnh cây táo cổ thụ, sừng sững giữa sân trường - “Thư viện xanh” yêu thích của hàng trăm học sinh trong mỗi năm học.

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 28 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Những tiết học “không biên giới”

Những tiết học “không biên giới”

Với chiếc laptop có kết nối internet, giáo viên tiếng Anh - Trần Thị Thu Nga đã đưa học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) “phá vỡ 4 bức tường” của lớp học truyền thống, vượt qua rào cản về khoảng cách địa lý để kết nối, giao lưu học hỏi và trao đổi văn hóa với bạn bè quốc tế.

fb yt zl tw