Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng

Chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Đối với ngành ngân hàng Lào Cai, chuyển đổi số không đơn giản là ứng dụng các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Blockchain... mà còn là sự chuyển đổi về toàn bộ mô hình, chiến lược và văn hóa kinh doanh, cách thức hoạt động của ngân hàng trên nền tảng đổi mới công nghệ.

z4884651643979_4a23812359793466e1147d98d192e2a5.jpg

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Lào Cai (Agribank Lào Cai) là một trong những ngân hàng đi đầu về chuyển đổi số trong kinh doanh. Ông Đặng Tân Việt, Phó Giám đốc Agribank Lào Cai cho biết: Với mục tiêu hướng đến ngân hàng số, đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng hiện đại, Agribank Lào Cai đã tập trung phát triển, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin gắn với phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, Agribank Lào Cai đã nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, đảm bảo an toàn, bảo mật, nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng, thực hiện tốt nội dung thanh toán thẻ và ngân hàng điện tử đến người dùng.

Tính đến hết tháng 10/2023, Agribank Lào Cai đã đầu tư 27 máy ATM, trải đều các địa điểm giao dịch trong toàn tỉnh, trong đó có 4 máy CDM (Autobank - ngân hàng tự động). Cùng với đó, đơn vị đã phát triển trên 250 điểm QR-Code và POS, hầu hết khách hàng là hộ kinh doanh có tài khoản của Agribank được trang bị mã VietQR miễn phí. Thông qua các điểm chấp nhận thanh toán, mã QR khách hàng sử dụng tài khoản và thẻ ATM, sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile Banking, eBanking để thực hiện thanh toán, nhanh chóng, thuận lợi.

z4884651629449_e013c5fa76dd94f7d43b2c0f1e887c5e.jpg

Cùng với đó, Agribank Lào Cai đã phát hành hơn 200.000 thẻ ATM; có hơn 215.000 khách hàng sử dụng dịch vụ E-Banking (thông báo biến động số dư tài khoản thanh toán - SMS; dịch vụ thông báo biến động số dư tiền gửi tiết kiệm SMS; dịch vụ thông báo biến động số dư tiền vay SMS; dịch vụ E-Mobile Banking, eBanking, thanh toán mua bán hàng hóa qua ví điện tử…

Đặc biệt, đơn vị đã triển khai hiệu quả phương thức định danh eKYC bằng công nghệ sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay) cho phép khách hàng đăng ký thông tin khách hàng(CIF) trực tuyến, đăng ký mở tài khoản trực tuyến, sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile Banking thay vì phải ra quầy giao dịch, tổng số đã có 4.645 khách hàng mở tài khoản trực tuyến thành công.

z4884651650310_3a566319d573d9e798b0fccc4434dfcc.jpg

Là “ông lớn” trong nhóm “big four”, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã khẳng định vị thế bằng thành tựu nổi bật về công nghệ và bước tiến mạnh mẽ về chuyển đổi số. Ngay từ năm 2018, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên thuê tư vấn nước ngoài xây dựng Chiến lược chuyển đổi số và đang được thực thi mạnh mẽ. Các sản phẩm dịch vụ số ra mắt liên tục trong những năm qua, cùng với việc nâng cấp trải nghiệm khách hàng mạnh mẽ là những thành quả bước đầu của tiến trình đẩy mạnh Chiến lược chuyển đổi số tại Vietcombank. Một trong những sản phẩm chuyển đổi số nổi bật của Vietcombank Lào Cai là đã tích hợp đồng nhất các dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân trên ứng dụng Digibank, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm số hóa đơn giản và tối ưu. Đến hết quý III/2023, đã có gần 12.000 khách hàng của Vietcombank Lào Cai đăng ký mới ứng dụng Digibank. Tỷ lệ giao dịch của khách hàng cá nhân của Vietcombank trên các kênh số đã chiếm tới 98% tổng số lượng giao dịch.

“Các sản phẩm dịch vụ số của Vietcombank không chỉ gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng mà còn góp phần phát triển bền vững dựa trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, doanh số sử dụng và chi tiêu thẻ…”, ông Đặng Việt Hùng, Giám đốc Vietcombank Lào Cai cho biết.

Đánh giá về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lào Cai cho biết: Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn đã triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung phát triển chính quyền số và xã hội số.

Đặc biệt, đối với phát triển xã hội số, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời các loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể, các tổ chức tín dụng đã đầu tư 115 máy ATM (trong đó có 17 máy CDM gửi, rút tiền tự động); 1.200 thiết bị chấp nhận thẻ (POS); có 17.624 điểm chấp nhận thanh toán quét mã QR; 1 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng. Đến 30/9/2023, tổng doanh số thanh toán trên địa bàn là 1.215.699 tỷ đồng, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt đạt 923.931 tỷ đồng, chiếm 75,9% so với tổng doanh số thanh toán trên địa bàn. Các ngân hàng đã mở rộng hệ sinh thái số để phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới, hiện đại, đẩy mạnh thanh toán trong lĩnh vực hành chính công, dịch vụ công (điện, nước, y tế, bảo hiểm xã hội...).

z4884651648540_3c199042de52d373c22a230a3df612af.jpg

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy thanh toán số là “cửa ngõ” để kết nối với các dịch vụ ngân hàng khác, như huy động, cho vay, đầu tư, bảo hiểm... Điều này không chỉ giúp ngân hàng tăng sức cạnh tranh, mà còn mang đến lợi ích to lớn cho người dùng, như tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giảm bớt rủi ro giao dịch, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và tiện lợi cho khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw