Chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ bắt đầu với thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long cho rằng, chuyển đổi số (CĐS), phát triển kinh tế số (KTS) lĩnh vực bán buôn, bán lẻ cần bắt đầu với thương mại điện tử (TMĐT).

Dư địa lớn phát triển thương mại điện tử

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục TMĐT và KTS (Bộ Công Thương) cho biết, tại Việt Nam, TMĐT phát triển nhanh trong thời gian qua, đặc biệt từ đợt dịch COVID-19 đến nay. Tỷ trọng bán lẻ đã tăng trưởng 25%, nhưng vẫn còn hạn chế so với các nước trong khu vực, cho thấy TMĐT vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.

Việt Nam cần phát triển bền vững TMĐT, vì đây là xu hướng của thế giới và Việt Nam. Theo đó, phải cân bằng 3 yếu tố: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Để thúc đẩy TMĐT bền vững, có 5 yếu tố chính cần xem xét, gồm: Cân bằng, hài hoà lợi ích các bên; tăng trưởng ổn định, tích cực; niềm tin; nguồn nhân lực và xanh.

Người dân mua sắm trực tuyến gia tăng.
Người dân mua sắm trực tuyến gia tăng.

Cũng theo bà Lê Hoàng Oanh, cần thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới, hiện mới chỉ có 50% số doanh nghiệp (DN) quan tâm đến kết nối trực tuyến và xuất khẩu. DN cần tự xây dựng website để bán hàng và xuất khẩu xuyên biên giới qua sàn TMĐT bên cạnh phương thức xuất khẩu truyền thống. DN cũng cần được đào tạo về bán hàng TMĐT đúng quy cách, ứng dụng công nghệ thông thin (CNTT) và DN công nghệ đóng vai trò quan trọng để phát triển nền tảng số, thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới.

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ KTS - Xã hội số (XHS thuộc Bộ TT&TT), Việt Nam hiện có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và hơn 9.000 chợ truyền thống, chiếm 75% thị phần bán lẻ. Các cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống đang đáp ứng 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giá trị gia tăng của lĩnh vực bán buôn hiện nay đạt khoảng 544.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 62% doanh thu bán buôn, bán lẻ, chiếm tỷ trọng khoảng 5% GDP.

"Cần CĐS bán buôn và bán lẻ theo hướng đưa toàn bộ các hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thật lên môi trường số, nhằm tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị và hiệu quả cao hơn. Các mô hình TMĐT đã nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng dựa trên phân tích dữ liệu lớn, dịch vụ dựa trên vị trí, ứng dụng di động và các dịch vụ kèm theo bên cạnh sản phẩm”, ông Trần Minh Tuấn nhấn mạnh.

Hướng dẫn thúc đẩy CĐS thương mại bán buôn, bán lẻ cho các địa phương, Vụ trưởng Vụ KTS-XHS đã giới thiệu các bước đánh giá mức độ CĐS doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ. Theo đó, lộ trình CĐS bán buôn được chia làm 3 giai đoạn (sẵn sàng, tăng trưởng, đột phá).

Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Công Thương đang xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CĐS các DN, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ; xây dựng trang thông tin đánh giá CĐS các DN, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ; tổ chức đánh giá đánh giá các nền tảng số CĐS doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ tại cổng https://smedx.vn (dự kiến hoàn thành trong quý III/2024); xây dựng các chương trình đào tạo mẫu cho từng nhóm đối tượng (phối hợp với các DN công nghệ số).

Bộ TT&TT làm mẫu, các địa phương cập nhật phù hợp điều kiện hướng dẫn CĐS cho các DN, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Dự kiến tháng 10/2024, Bộ TT&TT, Sở TT&TT các địa phương công bố số liệu sẵn sàng CĐS DN, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ và tổ chức các hội nghị, hội thảo, đào tạo hướng dẫn khoá học trực tuyến đại chúng theo từng nhóm đối tượng. Đến tháng 12/2024, sẽ công bố số lượng các DN, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ đã tham gia các buổi tập huấn.

Các DN công nghệ số sẽ phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công Thương và các địa phương xây dựng chương trình đào tạo cho từng nhóm đối tượng. Các DN công nghệ số báo cáo số liệu việc ký kết được các hợp đồng với các DN, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ (hoàn thành tháng 6/2025)

Chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự xác định vị trí trong lộ trình CĐS cửa hàng của mình trên trang thông tin https://khaosat.smedx.vn; tư vấn trợ lý ảo của các DN công nghệ số để CĐS; giao kết hợp đồng với DN công nghệ số để chuyển đổi số.

Hỗ trợ người dân kinh doanh trực tuyến

Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT đang triển khai chương trình thúc đẩy, hỗ trợ người dân, DN, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên miền quốc gia ".vn" ở các tỉnh, thành phố giai đoạn 2024 - 2025.

Chương trình nhằm nâng cao nhận thức về hiện diện trực tuyến trên môi trường Internet; tăng cường khả năng hiện diện trực tuyến của người dân, DN và hộ kinh doanh; thúc đẩy KTS, XHS bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện cho các người dân, DN, hộ kinh doanh sử dụng giải pháp công nghệ số và dịch vụ trực tuyến trong các hoạt động TMĐT, y tế, văn hóa, giáo dục; đảm bảo thông tin trên mạng tin cậy, an toàn với các dịch vụ số (website, email,…) gắn với tên miền quốc gia ".vn".

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, Bộ TT&TT, Bộ Công Thương cùng đồng hành với các địa phương để thúc đẩy CĐS trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Qua thực tiễn, nếu không CĐS, các tiểu thương sẽ không có cơ hội mưu sinh khi chợ truyền thống mai một. Bộ TT&TT và Bộ Công thương sẽ cùng thúc đẩy CĐS lĩnh vực này, thông qua đầu mối là Vụ KTS-XHS, Cục TMĐT và KTS sẽ xây dựng những hướng dẫn cụ thể để triển khai.

Thứ trưởng Phạm Đức Long nêu rõ, Bộ TT&TT và Bộ Công Thương sẽ cùng thống nhất về các hành động chung để hướng dẫn tiểu thương kinh doanh trên nền tảng số. Công tác triển khai CĐS bán buôn, bán lẻ được triển khai ở 63 địa phương.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là địa phương có số hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm lớn nhất của tỉnh, huyện Mường Khương đã chỉ đạo cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Dồn sức sản xuất vụ đông

Dồn sức sản xuất vụ đông

Sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân các địa phương trong tỉnh đã dồn sức, tập trung sản xuất vụ đông để đảm bảo khung thời vụ và bù đắp phần nào những thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp do hoàn lưu bão số 3 gây ra.

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

Do nằm trên khu vực có địa hình cao nên việc thi công, san tạo mặt bằng tái thiết khu dân cư Kho Vàng, xã Cốc Lầu (Bắc Hà) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm cao của đơn vị thi công, đến nay, mặt bằng phục vụ xây dựng 35 căn nhà đã cơ bản hoàn thành, nền móng những căn nhà đầu tiên đã hiện hữu.

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa và doanh nghiệp thực hiện mô hình thí điểm trồng cây dược liệu giống cây cúc hoa vàng - Chrysanthemum indicum L.-Asteraceae (hoa cúc chi vàng An Nhiên) theo hướng tuần hoàn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất dược liệu.

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Những năm qua, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vượt qua khó khăn và cải thiện đời sống. Những mô hình kinh tế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng chặt chẽ

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng chặt chẽ

Với nhan đề “Dòng vốn đầu tư nước ngoài tràn vào, kinh tế Việt Nam quý III có nhiều khởi sắc, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển”, bài viết đăng trên tờ Thương báo quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc đã đánh giá cao kết quả thu hút FDI và phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước.

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân

Theo thống kê, có hơn 2.200 khách hàng đang dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Lào Cai bị thiệt hại do hoàn lưu bão số 3, nhiều hộ mất trắng tài sản, tư liệu sản xuất.

fbytzltw