Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả: Cần cụ thể hóa chính sách

Việc chuyển đổi mô hình cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa kém hiệu quả là vấn đề cấp bách hiện nay. 

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, thời gian tới, ngành nông nghiệp phối hợp cùng các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi 200.000 hécta lúa sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. 
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có có cuộc trao đổi với PV về vấn đề này:

PV: Thưa ông, việc chuyển đổi mô hình cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa kém hiệu quả có ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh lương thực?

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Đây là vấn đề chiến lược, đồng thời cũng là những vấn đề cấp bách hiện nay. Triển khai đề án theo chủ trương của Chính phủ thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch hành động và có chỉ thị giao nhiệm vụ cho các cơ quan trực thuộc bộ, các địa phương. Chủ yếu chúng ta đang khuyến khích chuyển đổi lúa kém kiệu quả sang diện tích trồng ngô và các cây trồng khác để phục vụ nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi mà hiện nay chúng ta đang phải nhập khẩu nhiều.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp phối hợp cùng các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi 200.000 hécta lúa sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp phối hợp cùng các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi 200.000 hécta lúa sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.

Căn cứ vào hướng chuyển đổi thì chúng ta đưa ra được những quy hoạch, công thức luân canh phù hợp với từng loại đất, theo tập quán từng vùng, địa phương để làm sao phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhưng vẫn phải gắn với thị trường.

Ngoài ra, chuyển đổi không phải chỉ có cây ngô vì trong chủ trương là làm sao chúng ta tư duy việc chuyển đổi gắn với yêu cầu của thị trường. Lấy thước đo của chuyển đổi đó chính là hiệu quả phải được người nông dân chấp nhận, người nông dân tự quyết định. Hiệu quả của chuyển đổi là ở việc nông dân chấp nhận, nông dân khẳng định và làm theo.

PV: Thưa ông, sau khi tiếp thu ý kiến của các bộ, ban, ngành và địa phương thì ngành nông nghiệp sẽ tập trung triển khai các biện pháp gì để Đề án tái cơ cấu ngành đi vào cuộc sống, tạo sự tin tưởng và nâng cao thu nhập cho người dân?

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Thứ nhất là chúng ta phải đảm bảo có những tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là giống, canh tác, để nâng cao năng suất cây trồng cũng như hiệu quả trên diện tích đất.
Thứ hai là phải có giải pháp về tổ chức sản xuất, đặc biệt là liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với người sản xuất nguyên liệu, cùng chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và người sản xuất công bằng, phù hợp nhất.
Thứ 3 là phải có giải pháp về những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hạ tầng cho những vùng sản xuất tập trung chuyển đổi; có những chính sách khuyến khích chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là giống mới, cũng như là các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác canh tác vào trong sản xuất; kết nối giữa doanh nghiệp và người nông dân sản xuất.
Thứ 4 cần một chính sách hỗ trợ về bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị, tránh tổn thất trong và sau quá trình thu hoạch; chúng ta cũng cần một chính sách tín dụng làm sao hỗ trợ lãi suất ưu đãi để người sản xuất có thể phát huy khả năng của mình để tăng cường khả năng cạnh tranh.

PV: Thưa ông cần phải làm gì để thực hiện điểm mới trong Đề án tái cơ cấu ngành là tăng cường sự liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với người dân ?

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Trong thời gian tới, theo tôi cần thiết phải bổ sung thêm một số chính sách khác như: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, có những cơ chế chính sách làm sao cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nghiên cứu và chuyển giao nhanh cho doanh nghiệp, giảm thủ tục, chi phí.
Hiện nay, những tiến bộ kỹ thuật của chúng ta không thiếu nhưng những tiến bộ kỹ thuật này đến sản xuất, đến doanh nghiệp thì chúng ta vẫn đang gặp phải khó khăn. Chúng ta sẽ tháo gỡ về cơ chế chính sách để làm sao những tiến bộ kỹ thuật được nghiên cứu không phải để trong ngăn kéo, mà phải đưa cho các doanh nghiệp, chỉ có các doanh nghiệp này kết hợp với tư duy năng động, sáng tạo và nắm bắt tín hiệu thị trường tốt, những doanh nghiệp này sẽ được tự do trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả bằng việc liên kết với người sản xuất.

PV: Xin cảm ơn ông./. 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

fb yt zl tw