Chưa luật nào được bàn luận sôi nổi như Luật Giáo dục sửa đổi

Sáng 4/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về 3 dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy tới. Buổi sáng, các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. 

Sau Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), để hoàn thiện Dự án luật, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (UB VHGD) đã báo cáo giải trình một số nội dung cơ bản với các đại biểu quốc hội chuyên trách.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu về dự án Luật Giáo dục sửa đổi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu về dự án Luật Giáo dục sửa đổi.

Theo ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm UB VHGD, trước đó nhiều đại biểu nêu cần quy định chi tiết về “Triết lý giáo dục”, nhưng xét trên toàn diện và tham khảo thế giới, nhận thấy việc không quy định triết lý giáo dục thành một điều khoản riêng mà sẽ thể hiện lồng ghép trong các quy định chung về mục tiêu, tính chất, nguyên lý và quan điểm phát triển giáo dục; đồng thời tinh thần triết lý giáo dục Việt Nam sẽ được thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Luật.

Trong khi đó, tiếp thu ý kiến về hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông, ông Phan Thanh Bình cho biết, Dự thảo Luật Giáo dục đã bổ sung quy định giao Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Bên cạnh đó, để thể hiện rõ tính chất “mở”, “liên thông” và mục tiêu “hướng nghiệp”, “phân luồng” của hệ thống giáo dục quốc dân, Dự thảo Luật đã bổ sung một số điều khoản quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng và liên thông, làm rõ khái niệm, nguyên tắc và cơ chế liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, tạo cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người, tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện trong thực tiễn.

Thông tin với các đại biểu chuyên trách, ông Bình cho hay, để tạo thuận lợi cho người học được học liên thông và giải quyết vấn đề phân luồng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra, Dự thảo Luật quy định mang tính nguyên tắc: Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT được tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội trên cơ sở đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng và chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong “Khung trình độ quốc gia Việt Nam”.

Trong khuôn khổ hội nghị, một số đại biểu lo ngại việc vẫn duy trì quy định giáo viên phải có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ ngoại ngữ khiến nhiều giáo viên phải khổ sở để "chạy" lo việc này. Trong khi đó, cũng có đại biểu lo ngại việc giữ cách thi, cách kiểm tra như hiện nay khiến chất lượng giáo dục chưa đảm bảo; một số vấn đề được bàn thảo thêm như hội đồng trường, tài chính trong giáo dục, chương trình, sách giáo khoa mới… cũng được các đại biểu đặt ra trong dự thảo Luật Giáo dục sắp tới.

Liên quan tới một số vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ giải trình về chủ trương chương trình và sách giáo khoa.

Theo đó, Bộ sẽ thực hiện đúng như mục tiêu, tinh thần như Nghị quyết 88 của Quốc hội về “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Tuy nhiên, khác với những lần đổi mới trước, lần này theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục chương trình tổng thể sẽ bám vào mục tiêu, đi vào chi tiết và môn học, tất cả được xây dựng trên nguyên tắc chuẩn đầu ra, có sự logic giữa các môn học.

“Để đảm bảo tính linh hoạt giữa nội dung cơ bản và tính văn hóa địa phương, trong chương trình thiết kế tỷ lệ 80% sử dụng trên toàn quốc, còn lại 20% thiết kế linh động theo tính địa phương. Các chương trình này sẽ được thẩm định có linh hoạt, sau đó mới ban hành”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, thực hiện khung chương trình phải nhất quán, trong tháng 4-2019 người viết sách giáo khoa sẽ được tập huấn. Theo chủ trương, việc làm sách giáo khoa phải trên tinh thần khuyến khích giáo viên chủ động thiết kế bài giảng, tránh thụ động dựa vào sách giáo khoa để thầy giảng, trò chép.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, hiếm có luật nào được bàn luận sôi nổi như Luật Giáo dục, thể hiện sự quan tâm lớn của đại biểu và toàn dân.  

Phó Thủ tướng cũng cho biết, mong muốn trong luật thì nhiều và cụ thể, tuy nhiên, Luật Giáo dục không đứng riêng được mà phải đứng trong tổng thể, luật dù có tốt nhưng còn phải liên quan tới các luật khác.

“Có nhiều vấn đề hạn chế, tiêu cực trong ngành, nhưng nhìn lại không phải do luật chưa tốt mà do thực hiện chưa tốt. Luật Giáo dục lần này đã bám vào xu thế thế giới để hội nhập, trong đó có xu thế là không nhồi nhét, phải sáng tạo và tận dụng công nghệ mới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay.

Do có nhiều đại biểu đăng ký phát biểu và tranh luận, dự kiến hội nghị đại biểu chuyên trách sẽ tiếp tục bàn luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vào buổi chiều ngày 5/4.

SGGP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw