Chú trọng phòng, chống lây nhiễm chéo

LCĐT - Phòng, chống lây nhiễm chéo là một trong những yêu cầu cấp thiết tại các bệnh viện, đặc biệt là trong các khoa truyền nhiễm. Tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, nhiều giải pháp phòng, chống lây nhiễm chéo đã được thực hiện.

Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh hiện có hơn 30 bệnh nhi điều trị, các bệnh nhi mắc nhiều bệnh khác nhau như sốt, tiêu chảy, tay - chân - miệng, cúm A, cúm B... Để giảm tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhi, khoa đã sắp xếp hợp lý các khu vực điều trị theo mặt bệnh. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên vệ sinh thường xuyên lau dọn, sát khuẩn hành lang, buồng bệnh.

Chị Đỗ Thị Nghĩa (phường Nam Cường, thành phố Lào Cai) có con trai bị cúm B chia sẻ: Sau 2 ngày con sốt cao, tôi đã đưa con vào bệnh viện kiểm tra. Kết quả test nhanh cho thấy con mắc cúm B. Con nhập viện, ở cùng phòng một số bệnh nhi khác cùng bệnh. Những trẻ bị tay - chân - miệng, thủy đậu hay tiêu chảy được các bác sỹ sắp xếp ở các phòng bệnh khác nên tôi cũng không quá lo lắng con bị lây nhiễm chéo. Các bác sỹ, điều dưỡng cũng thường xuyên nhắc nhở tôi cách chăm sóc con, không bế sang các buồng bệnh khác cũng như tuân thủ các biện pháp phòng bệnh.

Chăm sóc bệnh nhi tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh.
Chăm sóc bệnh nhi tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh.

Bác sỹ Hoàng Tùng, Trưởng Khoa Truyền nhiễm cho biết: Trẻ em có sức đề kháng yếu, lại đang nhiễm bệnh, tiếp xúc với môi trường bệnh viện có nhiều nguồn bệnh khác nhau nên dễ bị lây nhiễm chéo. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế lây nhiễm chéo, bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhi như đội ngũ cán bộ y tế trong khoa luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống nhiễm khuẩn và trang bị đầy đủ hóa chất vệ sinh tay cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn nhắc nhở người nhà bệnh nhân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dựa theo đường lây truyền của các bệnh...        

Không chỉ tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh còn tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện như đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không gian bệnh viện, xử lý rác thải đúng quy định. Bệnh viện cũng khuyến cáo người nhà người bệnh không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh, hạn chế tối đa việc vào phòng bệnh và không nên mang các vật dụng, đồ chơi của trẻ từ bệnh viện về nhà, nếu mang về cần khử khuẩn. 

Việc thực hiện quy định nghiêm ngặt về kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế góp phần hạn chế lây nhiễm chéo trong các đơn vị y tế. Trong đó, các bệnh viện áp dụng những biện pháp phòng ngừa cơ bản cho mọi người bệnh phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng, dựa trên nguyên tắc coi máu, chất tiết và chất bài tiết của người bệnh đều có nguy cơ lây truyền bệnh. Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trong đó có kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định, đặc biệt là nhân viên y tế khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác hay người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại cơ sở khám, chữa bệnh; quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế, đồ vải y tế, chất thải y tế, vệ sinh môi trường bệnh viện...

Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ lây bệnh. Trong môi trường có một số sinh vật lây nhiễm chéo gây nhiễm trùng, bệnh lao, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp gây cảm lạnh, cúm và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu hoặc các bộ phận khác của cơ thể sau khi phẫu thuật... Lây nhiễm chéo có thể lây truyền trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua không khí dễ tạo thành dịch bệnh. Một số đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm chéo như phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu như bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh nhân ung thư...

Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, để bảo vệ sức khỏe, người dân có thể phòng ngừa lây nhiễm chéo bằng việc thực hiện một số biện pháp như rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa có cồn, giữ khoảng cách an toàn với người nghi ngờ mắc bệnh, đeo khẩu trang và vệ sinh không gian sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng, không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, cốc uống nước...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng giúp người dân Bảo Thắng, Bắc Hà khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng giúp người dân Bảo Thắng, Bắc Hà khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Triển khai Dự án “Hỗ trợ cấp phát tiền mặt đa mục đích cho người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão” do Quỹ Coca-Cola viện trợ không hoàn lại, 503 hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng và Bắc Hà đã được hỗ trợ tiền mặt để khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 43/2025/QĐ-UBND ngày 29/4/2025 quy định cụ thể về khoảng cách, địa bàn làm căn cứ xác định học sinh, học viên không thể đi đến trường và trở về trong ngày; danh mục trang cấp đồ dùng cá nhân, học phẩm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

fb yt zl tw