Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo huyện Mường Khương

LCĐT - Tiếp tục chương trình công tác tại huyện Mường Khương, chiều 25/6, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Mường Khương về quy hoạch, sắp xếp dân cư và đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Lãnh đạo huyện Mường Khương đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh nội dung quy hoạch, sắp xếp dân cư và đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.
Lãnh đạo huyện Mường Khương đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh nội dung quy hoạch, sắp xếp dân cư và đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Qua kiểm tra thực địa, huyện Mường Khương đã đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh một số nội dung quan trọng như: Đề nghị xây dựng cầu qua sông Chảy kết nối xã Tả Thàng, huyện Mường Khương với xã Nàn Sín, huyện Si Ma Cai với tổng kinh phí khoảng 58,5 tỷ đồng; đề xuất đầu tư sắp xếp dân cư khu vực trung tâm xã Tả Thàng với tổng diện tích khoảng 20.000 m2; mặt bằng chợ trung tâm xã Tả Thàng; xây dựng làng văn hóa dân tộc Bố Y tại thôn Pa Cheo Phìn B, xã Cao Sơn. Đề xuất phương án khắc phục bão lũ cho trung tâm thị trấn Mường Khương với tổng kinh phí 15 tỷ đồng, trong đó cải tạo điều chỉnh phương án mương thoát lũ Sao Đỏ, làm mới cống qua đường Giải Phóng, nạo vét tuyến thoát lũ Sả Hồ; xây dựng khu nhà hợp khối các cơ quan chuyên môn của huyện; đầu tư tuyến đường vào Bệnh viện Đa khoa huyện mới xây...

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

Với những đề xuất của huyện, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường cơ bản đồng ý về mặt chủ trương và yêu cầu huyện có phương án cụ thể, chi tiết để báo cáo tỉnh xem xét, cho ý kiến. Đồng chí yêu cầu huyện Mường Khương có kế hoạch cho việc di chuyển bệnh viện về nơi mới xây và quản lý, sắp xếp cho các đơn vị chuyển về trụ sở bệnh viện đa khoa huyện cũ đảm bảo sao cho hợp lý, hiệu quả.

Chủ tịch UBND tỉnh thăm dây chuyền sản xuất chè Ô Long của Công ty TNHH Một thành viên Mường Hoa.
Chủ tịch UBND tỉnh thăm dây chuyền sản xuất chè Ô Long của Công ty TNHH Một thành viên Mường Hoa.

Trước đó, Đoàn công tác của tỉnh đã đi khảo sát khu vực dự kiến đầu tư xây dựng làng văn hóa dân tộc Bố Y tại thôn Pa Cheo Phìn B, xã Cao Sơn (gắn với điểm dừng chân của tuyến du lịch Mường Khương đi Cao Sơn, La Pán Tẩn); khảo sát vị trí dự kiến xây dựng khu nhà hợp khối các cơ quan chuyên môn của huyện; mặt bằng một số trường học trên địa bàn thị trấn Mường Khương; kiểm tra tiến độ thi công Bệnh viện Đa khoa huyện; thăm dây chuyền sản xuất chè Ô Lông của Công ty TNHH Một thành viên Mường Hoa...

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công Bệnh viện Đa khoa huyện.
Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công Bệnh viện Đa khoa huyện.
Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công Bệnh viện Đa khoa huyện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

fb yt zl tw