Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Một số điểm nổi bật và ý nghĩa của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Ngày 23/9/1945, chúng nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai đối với Việt Nam; sau đó từng bước mở rộng chiến tranh, phá bỏ mọi cố gắng về ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đảng ta đã huy động được lực lượng lớn dân công thồ hàng bằng xe đạp phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Đảng ta đã huy động được lực lượng lớn dân công thồ hàng bằng xe đạp phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Để cứu vãn tình hình sau những thất bại ê chề, liên tiếp trên các chiến trường Việt Nam và xoa dịu phong trào nhân dân Pháp biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh ngày càng lên cao, trước sự ủng hộ và viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp đã thay đổi chỉ huy và kế hoạch tác chiến hòng tìm lối thoát danh dự bằng một thắng lợi quân sự tại Việt Nam. Trong đó, điểm mấu chốt là xây dựng Điện Biên Phủ - vị trí có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với Tây Bắc Việt Nam mà cả vùng Thượng Lào và Bắc Đông Dương thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương,“một pháo đài bất khả xâm phạm”, gồm 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu yểm hộ lẫn nhau, có cơ cấu phòng ngự vững chắc. Ở đây Pháp đã cho tập trung ở đây hơn 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới, với ý đồ thách thức quân và dân ta, hòng nghiền nát quân chủ lực của ta.

Trên cơ sở nắm chắc mọi âm mưu, hành động của địch, phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy và giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh quân đội trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”; dặn dò Đại tướng Võ Nguyên Giáp: phải đánh thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.

Bộ đội ta kéo pháo cao xạ vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Bộ đội ta kéo pháo cao xạ vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Cùng với đó, Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ gồm 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 cán bộ, chiến sĩ.

Chấp hành quyết định của Bộ Chính trị, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch được tiến hành khẩn trương. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. Cả một hậu phương rộng lớn của đất nước, từ vùng tự do Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc đến vùng du kích và căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng mới giải phóng ở Thượng Lào, đều dồn sức người, sức của với hơn 260.000 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.

Tại Lào Cai, lực lượng vũ trang của tỉnh tham gia Chiến dịch Mùa Hè (3/1951); Chiến dịch Lý Thường Kiệt (9/1951); Chiến dịch Tây Bắc (9/1952) buộc địch rút khỏi Lào Cai 63 vị trí, tiêu diệt hàng trăm tên địch, gọi hàng và làm tan rã 8 đại đội, phá hủy hàng ngàn súng các loại, cùng hàng trăm tấn quân trang, quân dụng, góp phần mở rộng hậu phương lớn ở Việt Bắc và Tây Bắc, phân tán lực lượng của địch ở các chiến trường chính; tạo đà cho chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mau chóng thắng lợi.

Cùng với các hoạt động của lực lượng quân sự chính quy; trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, Đảng bộ Lào Cai còn thành lập lực lượng Thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu và đã có hàng ngàn thanh niên xung phong, dân quân du kích là con em các dân tộc Lào Cai được gửi ra mặt trận. Ngoài ra, các đơn vị chủ lực như Trung đoàn 148, Trung đoàn 165 có một số là con em các dân tộc Lào Cai đã lên đường tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều đồng chí lập chiến công xuất sắc, trong đó có hàng trăm chiến sỹ anh dũng hy sinh trong chiến dịch.

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng (từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954). Vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, Tướng Đờ-Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 22 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.

Bộ Chỉ huy chiến dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. Ảnh tư liệu

Bộ Chỉ huy chiến dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. Ảnh tư liệu

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 xe và toàn bộ vũ khí, kho tàng, quân trang, quân dụng của địch. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, đây là bản anh hùng ca của cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ, “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” [1]

Trong Lời đề tặng Bảo tàng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, anh dũng của quân và dân cả nước ta chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp Mỹ. Đây là chiến thắng vĩ đại của Nhân dân ta và cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay; chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng dân tộc nhất định thành công”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Ảnh tư liệu
Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Ảnh tư liệu

Sức lan tỏa của chiến dịch Điện Biên Phủ đến phong trào giải phóng quê hương Lào Cai

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi trong đó có hàng trăm chiến sĩ là con em các dân tộc Lào Cai đã không tiếc xương máu hy sinh và nằm lại chiến trường. Ngày 21/7/1954, Hội nghị Giơnevơ đã tiến hành ký kết Hiệp định đình chiến ở Đông Dương. Ngày 27/7/1954, lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời dưới quyền kiểm soát của đế quốc Mỹ và tay sai.

Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng, Đảng bộ và Nhân dân Lào Cai bắt tay vào tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống Nhân dân. Thắng lợi và tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của Chiến dịch Điện Biên Phủ góp phần để quân và dân Lào Cai đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1970).

Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh Tư liệu
Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh Tư liệu

Xuất phát từ vị trí chiến lược của Lào Cai, mục tiêu gây chiến tranh phá hoại đối với Lào Cai của đế quốc Mỹ là nhằm ngăn chặn sự giúp đỡ của quốc tế cho tiền tuyến qua Lào Cai, đồng thời gây tâm lý hoang mang, dao động trong Nhân dân và phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của một tỉnh cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc.

Ngày 11/7/1965, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Lào Cai. Trong suốt 4 năm (từ 1965 đến 1968) đế quốc Mỹ đã huy động hơn 1.400 lần máy bay xâm phạm vùng trời Lào Cai. Chúng tập trung bắn phá, ném bom vào các mục tiêu giao thông, tụ điểm dân cư: ga Phố Mới, ga Pom Hán, cầu Nậm Tôn (Bắc Hà), cầu Nhò, cầu Làng Giàng (Bảo Thắng), cầu Bùn (Bảo Yên); chúng còn tiến hành ném bom xuống cả bệnh viện, trường học, khu dân cư,…

Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường, thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng) đã ngày đêm trực chiến, bám sát trận địa và chiến đấu hết sức kiên cường, dũng cảm. Ngay từ những ngày đầu, quân dân Lào Cai đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Hưởng ứng Lời kêu gọi ngày 16/4/1972 của Trung ương Đảng và Bản Tuyên bố ngày 26/10/1972 của Chính phủ, quân dân Lào Cai sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu đầy thử thách với một niềm tin thắng lợi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh Lào Cai đã có 18.749 thanh niên nam, nữ đăng ký tình nguyện lên đường chiến đấu, chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lớp lớp thanh niên hăng hái lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh tư liệu

Lớp lớp thanh niên hăng hái lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh tư liệu

Thời kỳ này, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã thành lập các đơn vị lực lượng vũ trang địa phương, trong đó thành lập hai tiểu đoàn mang tên Hoàng Liên Sơn I (gồm 150 chiến sĩ, ngày 12/2/1968 đơn vị lên đường vào Nam chiến đấu, mang phiên hiệu PR27) và Hoàng Liên Sơn II (có 497 chiến sĩ, ngày 6/2/1969 lên đường vào Nam chiến đấu, mang phiên hiệu 21.15-P2X9). Tổng kết lại đến 1975, tỉnh đã huy động hơn một vạn lượt người trực tiếp đi chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế; trong đó có hàng nghìn tấm gương hy sinh dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đó là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc Lào Cai. Nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác.

Phát huy truyền thống anh hùng, quân và dân Lào Cai tham gia chiến đấu bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Cùng với cả nước, quân và dân các dân tộc Lào Cai trong tỉnh Hoàng Liên Sơn đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng nơi biên cương của Tổ quốc. Đã có nhiều cá nhân, đơn vị, lực lượng vũ trang được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý. Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc có ý nghĩa lịch sử to lớn, là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.

Chiến sĩ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch, ngày 10/3/1979. Ảnh tư liệu
Chiến sĩ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch, ngày 10/3/1979. Ảnh tư liệu

Với bệ đỡ là lịch sử đấu tranh hào hùng trong giải phóng dân tộc và nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, nhân dân các dân tộc Lào Cai dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng nỗ lực, cần cù sáng tạo, năng động vượt qua khó khăn thách thức để xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng giàu đẹp, ấm no. Đến hết năm 2023 quy mô kinh tế tỉnh Lào Cai đạt 73.600 tỷ đồng, đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, chính thức trở thành địa phương có quy mô kinh tế trung bình trong cả nước.

Về vị thế, vai trò trong tổng thể phát triển của vùng và cả nước, Lào Cai đã được Trung ương xác định là một cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước Asean với vùng Tây Nam, Trung Quốc. Đồng thời, nắm giữ vị trí rất quan trọng cả trong kết nối dọc và kết nối ngang ở khu vực Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Đây là tiền đề quan trọng để Lào Cai tăng tốc để về đích các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo tiền đề quan trọng để Lào Cai bứt phá đi lên; từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh Lào Cai thân yêu của chúng ta trở thành tỉnh phát triển của đất nước.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là dịp chúng ta thêm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng gió đi đến bến bờ vinh quang. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, khơi dậy và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Dương Đức Huy

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

[1] Lê Duẩn: Dưới cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1970, Tr 90

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai dự Đại hội các thành phố hữu nghị quốc tế Trung Quốc năm 2024

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai dự Đại hội các thành phố hữu nghị quốc tế Trung Quốc năm 2024

Sáng 18/11, Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do đồng chí Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thành phố Côn Minh, Thủ phủ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) dự Đại hội các thành phố hữu nghị quốc tế Trung Quốc năm 2024.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

fbytzltw