Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
t1.jpg

Tạm biệt vùng đất Than Uyên, theo Quốc lộ 32, chúng tôi hướng về địa phận tỉnh Yên Bái. Đường nhựa êm ru, xe cứ bon bon đi qua những quanh co đồi núi, trập trùng ruộng bậc thang của đất Mù Cang Chải, rồi vượt gần 30km trên cung đèo Khau Phạ hùng vĩ.

z5423322155706_13eaa85c5e7743b1d9d325cd27613868.jpg

Qua huyện Văn Chấn thì đến một lòng chảo rộng lớn, bằng phẳng, trù phú là thị xã Nghĩa Lộ. Nếu bên Than Uyên gió ào ào thổi, tiết trời khô hanh thì sang thị xã Nghĩa Lộ bầu không khí dịu hẳn, mát lành. Bao quanh các khu đô thị của thị xã Nghĩa Lộ là cánh đồng Mường Lò xanh mướt, một trong những cánh đồng bằng phẳng, rộng lớn nhất vùng Tây Bắc.

1.jpg

Theo tài liệu xưa thì vùng đất Nghĩa Lộ vào thời thực dân Pháp đô hộ thuộc tổng Phù Nham, châu Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Sau khi Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai và đánh chiếm lại toàn bộ khu vực Tây Bắc vào cuối tháng 12 năm 1946.

ghi dấu những chiến công của bộ đội ta trong Chiến dịch Tây Bắc năm 1952. - 2.jpeg

Đến đầu tháng 12 năm 1947, thực dân Pháp đánh chiếm châu Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chúng cho xây dựng 50 đồn bốt từ phố Nghĩa Lộ rải ra các khu vực xung quanh, dựng lên “Xứ Thái tự trị” do tên tay sai Đèo Văn Long khét tiếng gian ác đứng đầu. Thực dân Pháp âm mưu “dùng người Thái giết người Thái”, bắt thanh niên, trai tráng người Thái trong vùng đi lính điều sang tận Lai Châu, Sơn La và cho những trung đội lính người Thái từ nơi khác về đàn áp đồng bào người Thái ở Nghĩa Lộ. Tuy nhiên, những âm mưu, thủ đoạn của chúng đã bị ta đập tan với chiến thắng Nghĩa Lộ mở màn cho chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952.

ghi dấu những chiến công của bộ đội ta trong Chiến dịch Tây Bắc năm 1952. - 3.jpeg

Thăm Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Căng – Đồn Nghĩa Lộ giữa những ngày cả nước đang hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi hiểu hơn tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất, sự hi sinh của các thế hệ trước.

Anh Nguyễn Tiến Nam, Tổ trưởng Tổ Di tích - Di sản, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thị xã Nghĩa Lộ thông tin: Tháng 10 năm 1947, Pháp tái lập đồn Nghĩa Lộ Phố và xây dựng đồn Nghĩa Lộ đồi Pú Trạng làm sở chỉ huy của phân khu Nghĩa Lộ, xây dựng sân bay, đường ngầm, lô cốt để án ngữ cửa ngõ Tây Bắc.

6.jpg

Ngày 17 - 18/10/1952, được Nhân dân và lực lượng vũ trang Yên Bái giúp sức, hai Trung đoàn 102 và 88 (P308) tấn công tiêu diệt các cứ điểm ở Nghĩa Lộ, bắt sống toàn bộ ban tham mưu phân khu. Nghĩa Lộ và các xã trong huyện Văn Chấn được hoàn toàn giải phóng. Trong các đợt tấn công, có hơn 1.300 tên địch đã bị bắt giữ, trong đó có tên quan tư Tirillon - Chỉ huy trưởng phân khu. Chiến thắng Nghĩa Lộ là dấu son lịch sử, góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

4.jpg

Tại Khu di tích lịch sử quốc gia Căng – Đồn Nghĩa Lộ, chúng tôi vô cùng xúc động khi đến thăm những dấu xưa còn lại của một thời khói lửa và thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc. Nhìn những vết đạn xuyên thủng tường lô cốt dày, bắn thủng cột cờ thép của địch có thể hình dung ra cuộc chiến đấu kiên cường của bộ đội ta. Cũng tại nơi đây, đoàn công tác Báo Lào Cai thắp hương tri ân các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vào mùa xuân năm 1945 khi phá căng vượt ngục. Theo các tài liệu lịch sử, năm 1944, thực dân Pháp xây căng để giam cầm gần 100 chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Ngày 17/3/1945, các chiến sĩ đã nổi dậy phá căng vượt ngục, bị địch đàn áp dã man, 9 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh.

8.jpg

Đến Nghĩa Lộ lần này, chúng tôi tới thăm Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là chi nhánh thứ 13 trên cả nước của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Dạo quanh khuôn viên rộng rãi hơn 2ha của khu tưởng niệm, ngắm vườn cây ăn quả, ao cá, nhà sàn, vườn hoa…, chúng tôi cảm nhận như đang trở về với ngôi nhà sàn, làng sen quê Bác. Đặc biệt, tại bảo tàng trong khu tưởng niệm trưng bày một bộ quần áo kaki, một chiếc mũ, một đôi dép cao su, một chiếc gậy và hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn ảnh tư liệu, băng cassette, cuốn phim tài liệu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ được phục chế. Ngoài ra, nơi đây đang lưu giữ và bảo quản gần 200 cuốn sách và hơn 1.000 tranh, ảnh, bút tích, các thước phim tư liệu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

t2.jpg

Sau hơn 70 năm kể từ khi Nghĩa Lộ được giải phóng, phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

10.jpg

Từ trên đồi cao của Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Căng – Đồn Nghĩa Lộ, phóng tầm mắt ra bốn phía có thể thấy rõ thị xã Nghĩa Lộ hôm nay đã trở thành một đô thị hiện đại và phát triển. Nằm ở trung tâm cánh đồng Mường Lò rộng lớn, thị xã Nghĩa Lộ được quy hoạch với các tuyến phố rộng rãi, xanh mát bóng cây, các khu đô thị dần được mở rộng.

7.jpg

Theo ông Hà Văn Nam, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND thị xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đô thị đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại III, triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị; ưu tiên đầu tư, phát triển đô thị tại các xã dự kiến thành lập phường gồm Sơn A, Phù Nham, Nghĩa An, Nghĩa Lộ, Nghĩa Lợi, Thanh Lương; cải tạo chỉnh trang, phát triển khu vực trung tâm hiện hữu thuộc các phường Trung Tâm, Pú Trạng, Tân An, Cầu Thia.

ghi dấu những chiến công của bộ đội ta trong Chiến dịch Tây Bắc năm 1952..jpg

Trong một ngày dừng chân ở vùng đất Nghĩa Lộ, chúng tôi đến thăm xã Nghĩa Lợi là xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của thị xã. Anh Hoàng Văn Hóa, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi trò chuyện: Trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhân dân xã Nghĩa Lợi phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, tham gia đánh Pháp, tiễu phỉ.

Riêng cuối năm 1953, xã đã có 50 thanh niên xung phong tham gia tải lương, tải đạn, làm đường đóng góp vào Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cũng trong những năm tháng lịch sử ấy, Nhân dân xã Nghĩa Lợi nói riêng, vùng đất Nghĩa Lộ nói chung đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn dân công hỏa tuyến, bộ đội từ Lào Cai và các tỉnh hành quân qua đây phục vụ chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Anh Hoàng Văn Hóa, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi

9.jpg

Những năm gần đây, Nhân dân xã Nghĩa Lợi tích cực thi đua lao động, sản xuất, đưa xã trở thành xã nông thôn mới đầu tiên của thị xã Nghĩa Lộ vào năm 2021 và đang phấn đấu cuối năm 2024 trở thành xã nông thôn mới nâng cao và tương lai trở thành một phường của thị xã. Cùng với phát triển thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, xã Nghĩa Lợi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái với 80% nhà sàn truyền thống và xây dựng bản Sà Rèn trở thành làng du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách. Dịp lễ 30/4 vừa qua, thị xã tổ chức Hội thi “Lung linh vòng xòe” lần thứ 2, xã Nghĩa Lợi đóng góp 130 diễn viên thi và biểu diễn múa xòe phục vụ du khách.

t3.jpg

Đến với vùng đất Nghĩa Lộ, trong sự phát triển của một đô thị mới, chúng tôi vẫn cảm nhận rõ nét riêng của cái nôi văn hóa đồng bào dân tộc Thái Mường Lò. Từ xưa, cánh đồng Mường Lò trù phú, phì nhiêu là một trong 4 cánh đồng rộng lớn nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc), không chỉ là vựa lúa mà còn hình thành, nuôi dưỡng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Thái. Những nếp nhà sàn truyền thống, những áo cóm, thắt lưng xanh thổ cẩm của các thiếu nữ Thái xinh đẹp, những lễ hội xên bản, xên mường, xên đông, rằm tháng Giêng, tết Xíp Xí, đặc biệt là điệu xòe Thái rộn ràng, uyển chuyển, say đắm lòng người. Thật tự hào là năm 2021, điệu xòe Thái nơi đây đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

14.jpg

Về với Mường Lò – Nghĩa Lộ lần này, anh bạn đồng nghiệp công tác ở Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thị xã Nghĩa Lộ đưa chúng tôi đi ngắm cánh đồng Mường Lò xanh mướt. Đi trên con đường bê tông rộng rãi vào các bản, hoa ban đang bung nở, gió từ cánh đồng thổi lên mang theo hương lúa xuân thơm quá.

11.jpg

Nhớ lại lúc đi qua chợ văn hóa Mường Lò, bà còn bày bán nào là gạo nếp, bánh chưng, măng rừng, cá suối, rau rừng… Biết bao nhiêu nông sản thơm thảo, ngon lành từ đồng đất Mường Lò màu mỡ. Trên ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái, những món ăn được bày ra đậm đà hương vị: Pa pỉnh tộp (cá nướng lật úp), phặc phăm (thịt băm trộn gia vị gói lá hấp), thịt trâu sấy, các món thịt nướng, rau dớn, rau hoa ban, xôi ngũ sắc... Món nào cũng thơm ngon, hấp dẫn, ăn một lần là nhớ mãi.

13.jpg

Lúc chia tay đoàn công tác, anh Nguyễn Tiến Nam, Tổ trưởng Tổ Di tích - Di sản, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thị xã Nghĩa Lộ lưu luyến tiễn đoàn với câu hát nghĩa tình, tha thiết: “Chiều mùa thu nắng vàng như mật/Khi nhắc tên đèo Ách, cầu Nhì/Khi đã từng nghe rừng gió hát/Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?... Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?/Còn nhớ Ngòi Thia lời yêu ngày trước/Nhớ Mường Lò khi vui mùa gặt/Bờ núi Hoàng Liên mây trắng ngang trời/Bao giờ anh vào Nghĩa Lộ với em?/Thị xã miền Tây vẫn chờ anh đến...”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Tôi trở lại thôn Tùng Chỉn 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát một chiều đầy nắng – nơi cơn lũ lịch sử quét qua 16 năm trước, gần như xóa sổ cả thôn. Nay màu xanh đã trở lại, cuộc sống mới tươi đẹp đang sinh sôi nhưng vết thương mất đi người thân trong trận lũ lịch sử đó thì vẫn canh cánh trong lòng người ở lại.

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để bày tỏ lòng tiếc thương, kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng và dân tộc ta, vượt hơn 300 km đường xa, nhiều cán bộ, đảng viên, người dân tỉnh Lào Cai đã trực tiếp về Thủ đô Hà Nội để viếng và đưa tiễn Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2024): Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Trong những năm qua, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã nêu cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, các cơ quan viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh Lào Cai thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là việc triển khai thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ có tính đột phá.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; bày tỏ lòng thành kính với nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, trọn đời vì nước, vì dân.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Từ tháng 10/2007 tới tháng 1/2013, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và tiếp đó là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 3 lần đến thăm đồng bào các dân tộc, chiến sĩ lực lượng vũ trang của tỉnh và làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng.

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 18 giờ hôm nay (25/7). Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết, Ban Tuyên giáo Trung Ương và Bộ Công an đã thống nhất triển khai Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID được kích hoạt tài khoản mức độ 2 để đồng bào, đồng chí chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 24/7, tại Trung tâm hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 – 2026 với cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San.

fb yt zl tw