Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Như tại huyện Bảo Yên, nơi có số dân công hỏa tuyến đông nhất tỉnh đang sinh sống với 34 người thì có đến 27 người là phụ nữ. Đứng thứ nhì là huyện Văn Bàn đang còn 32 người từng đi dân công hỏa tuyến phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ thì có 28 người là phụ nữ.

Từ (3).jpg

Sau khi tỉnh Lào Cai được hoàn toàn giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp (1/11/1950), trong giai đoạn 1950 - 1954, cùng với nhiệm vụ tiễu phỉ, đồng bào các dân tộc Lào Cai nỗ lực đóng góp sức người, sức của phục vụ Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10 năm 1952) và Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong những năm tháng ấy, với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, nhiều cô gái Lào Cai tuổi mười tám, đôi mươi ở các bản làng, thôn xóm đã nô nức xung phong lên đường gánh gạo, vận chuyển lương thực, vũ khí ra chiến trường. Câu chuyện về ý chí, tinh thần yêu nước của những nữ dân công hỏa tuyến năm xưa khiến chúng tôi vô cùng cảm phục.

1.jpg

Từ xa nhìn lại, xã Dương Quỳ mang vẻ đẹp bình yên với những nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày tựa lưng vào dãy núi cao, phía trước là cánh đồng xanh mướt lúa đương thì con gái. Dương Quỳ không chỉ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa mà còn giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, gắn với những chiến công của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Ở nơi ấy, bao lớp người đã một lòng theo cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng và lời kêu gọi của Bác Hồ lên đường tham gia kháng chiến, giải phóng quê hương.

2.jpg

Năm nay đã bước sang tuổi 92, mặc dù lưng đã còng, đôi mắt không còn tinh tường như xưa nhưng cụ Hoàng Thị Thong, dân tộc Tày ở thôn Nà Có vẫn còn khỏe và có thể giúp con cháu những việc nhỏ trong gia đình. Đặc biệt, ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Thong vẫn không quên những kỷ niệm của một thời thanh niên cách đây hơn 70 năm làm giao liên, rồi tham gia dân công hỏa tuyến gánh gạo nuôi bộ đội đánh thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ.

Ngồi bên khung cửa nhà sàn, nhìn về phía dãy núi Gia Lan hùng vĩ quanh năm mây phủ, cụ Thong nhớ lại: “Trước năm 1950, thực dân Pháp đô hộ ở Dương Quỳ và xây đồn bốt rất kiên cố. Dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến, đời sống Nhân dân vô cùng khổ cực. Căm thù bọn giặc tàn ác, gieo rắc đau thương trên quê hương mình, năm 16, 17 tuổi, tôi đã tham gia làm giao liên cho bộ đội, thực hiện nhiệm vụ bí mật vận chuyển tài liệu, thư từ cho cán bộ, bộ đội trong vùng. Tài liệu giấu kỹ trong người để không bị địch phát hiện, tôi chọn đường rừng mà đi, xuyên rừng, vượt núi sang tận khu vực Nậm Miện, Nậm Khắp, Long Vảng, Đán Lăm… Có chuyến vừa giao xong tài liệu cho bộ đội trở về nhà lúc nửa đêm lại nhận nhiệm vụ đi tiếp. Cứ như vậy 3 năm liền, tôi không đánh mất hay thất lạc một phong thư, một giấy tờ nào”.

Ngày 16/11/1950, quân ta chiến thắng đồn Dương Quỳ, huyện Văn Bàn được hoàn toàn giải phóng, các thôn xóm vỡ òa trong niềm vui. Tuy nhiên, giặc Pháp vẫn còn chiếm đóng ở nhiều nơi, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ngày càng khốc liệt. Thời gian sau đó, cô giao liên xinh nhất bản Hoàng Thị Thong lại xung phong đi dân công gánh gạo phục vụ bộ đội chiến đấu ở chiến trường.

“Từ kho lương thực ở khu vực Bản Noỏng, xã Khánh Yên Thượng, mỗi người gánh 20 - 30 kg gạo đi theo đường rừng sang tận Than Uyên. Từng làm giao liên, hay đi rừng núi, thông thạo địa hình nên tôi được bộ đội chọn làm người gánh gạo dẫn đường cho cả đoàn dân công. Để tránh máy bay địch phát hiện, đoàn dân công chủ yếu đi vào ban đêm. Vất vả nhất là khi vượt đèo Khau Co hiểm trở, trong rừng đầy vắt và muỗi. Một lần gánh gạo đến Than Uyên thì tôi bị ốm, sốt suốt một tuần. Nhờ bộ đội và bà con chăm sóc, ngay khi khỏe lại, tôi tiếp tục theo đoàn gánh gạo phục vụ quân ta đánh Pháp”. Cụ Thong cười nheo khóe mắt, răng đen cắn chỉ môi trầu, ánh mắt rưng rưng tự hào về một thời tuổi trẻ.

3.jpg

Cũng ở bản Nà Có, chúng tôi gặp cụ La Thị Hương, cách đây hơn 70 năm cũng tham gia lực lượng dân công hỏa tuyến gánh gạo nuôi quân. Thật vui vì cụ Hương năm nay đã 93 tuổi, lưng đã còng rạp nhưng giọng nói vẫn trong như tiếng suối Chăn. Nghe chúng tôi hỏi những kỷ niệm khi gánh gạo cho bộ đội, cụ Hương rưng rưng: Ngày ấy chẳng ai bắt đi, nhưng tôi thương bộ đội đi đánh giặc vất vả, ngủ núi, nằm rừng, ăn uống thiếu thốn nên xung phong đi gánh gạo ra chiến trường. Khi còn ở nhà cũng có lần gặp bộ đội đi qua, tôi lấy ống tre đựng cơm đưa cho các anh ăn khi hành quân. Những lần gánh gạo, chúng tôi chia từng tốp 5 người đi cùng nhau cho khỏi lạc, mặc dù chủ yếu gánh gạo ban đêm nhưng vẫn lấy lá rừng cài lên mũ, áo để máy bay địch không phát hiện được…

4.jpg

Tiếp tục tới bản Chom, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, chúng tôi đã được gặp cụ Lương Thị Nhót, 89 tuổi, dân tộc Tày - người hơn 3 tháng tham gia dân công hỏa tuyến. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cụ Nhót gánh quân lương từ Lào Cai đi Sa Pa rồi tới ngã ba Bình Lư (huyện Tam Đường), huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và nhập gạo vào kho nơi đây. Cụ Nhót kể rằng đi gánh gạo có nhiều gian lao, vất vả nhưng ai cũng thấy vui vì cả làng, bản, chị em phụ nữ đều rủ nhau đi cùng đợt.

Từ (7).jpg
t2.jpg

Khi sưu tầm những tài liệu lịch sử về những đoàn dân công hỏa tuyến phục vụ cho chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, chúng tôi đã đến vùng đất Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên. Cách đây hơn 70 năm, các xã dọc theo con suối Nặm Luông là Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến chưa chia tách như bây giờ mà gọi chung tên gọi Nghĩa Đô. Điều đặc biệt là ở vùng đất này, lực lượng tham gia dân công hỏa tuyến chủ yếu là nữ thanh niên dân tộc Tày. Đến nay, đa số những người tham gia dân công hỏa tuyến năm xưa đều đã không còn, một số cụ còn sống cũng đều ngoài 90 tuổi.

Trong câu chuyện về những tháng ngày làm dân công hỏa tuyến gánh gạo nuôi quân, chúng tôi không chỉ xúc động về những gian khó, vất vả các cụ đã trải qua, mà còn cảm phục ý chí, tinh thần lạc quan của một lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh cả tuổi xuân để giải phóng dân tộc. Nhưng cũng chính trong mưa bom, bão lửa, hiểm nguy rình rập, có những hạnh phúc đã nảy mầm, những tình yêu được thắp lửa đẹp như những đóa hoa ban rừng.

5.jpg

Trò chuyện với chúng tôi, cụ Hoàng Thị Tiên, 91 tuổi, nhà ở bản Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên do tuổi cao, sức yếu, không chia sẻ được nhiều kỷ niệm, nhưng chồng là cụ ông Hoàng Văn Rận, 94 tuổi vẫn còn minh mẫn và nhớ rõ bao ký ức năm nào. Cụ Rận bảo sau năm 1952, cụ đã có 2 đợt tham gia gánh gạo nuôi quân, mỗi đợt gánh 20kg gạo đi hơn một tuần từ Bảo Hà xuyên rừng vượt núi mới đến điểm tập kết tại khu vực Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái bây giờ). Ngày ấy tuy bà Tiên ở cùng bản nhưng hai người chỉ biết mặt nhau, qua những chuyến gánh gạo đêm xuyên rừng, hai người mới dần trở nên thân thiết. Chàng trai bản khỏe mạnh, vạm vỡ Hoàng Văn Rận đem lòng yêu tha thiết cô dân công xinh đẹp Hoàng Thị Tiên. Giữa những năm tháng bom đạn năm 1953, hai người tổ chức đám cưới đơn sơ mà ấm áp.

7.jpg

Đến Bản Rịa, xã Nghĩa Đô, chúng tôi cũng vô cùng xúc động khi nghe câu chuyện của cụ Nguyễn Thị Quỳnh, 92 tuổi. Năm 18 tuổi, cô thanh niên Nguyễn Thị Quỳnh xung phong đi dân công gánh gạo đến tận khu vực làng Thìu thuộc huyện Lục Yên. Gánh gạo chủ yếu ban đêm, những hôm không có trăng sáng thì đốt đèn mà đi, nghe thấy tiếng máy bay địch bay xa xa là phải tắt đèn ngay để đảm bảo bí mật. Cũng trong những ngày tháng gian khó ấy, cô gái Nguyễn Thị Quỳnh và chàng trai người Tày tên Ma Văn Than đem lòng yêu nhau. Cưới xong mới được vài tháng thì hai người tạm xa nhau, một người tiếp tục đi dân công hỏa tuyến, một người xung phong vào bộ đội lên đường đánh Pháp, tiễu phỉ, rồi đánh giặc Mỹ xâm lược. Chung thủy chờ đợi chồng, đến tận 8 năm sau, ông Than mới trở về trong niềm vui và hạnh phúc đoàn tụ. Bao nhiêu bom đạn của quân thù cũng không thể nào cắt đứt được tình yêu của hai người.

6.jpg

Câu chuyện về tình yêu trong thời chiến tranh của cụ Hoàng Thị Tiên - Hoàng Văn Rận và cụ Nguyễn Thị Quỳnh - Ma Văn Than ấy khiến tôi nhớ đến mối tình trong sáng đẹp như ánh trăng đại ngàn của cô thanh niên xung phong xinh đẹp tên Nguyệt với chàng lính lái xe tên Lãm trong tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Những tình yêu có thật không phải trong tiểu thuyết càng khiến chúng tôi thêm khâm phục ý chí, nghị lực, tinh thần lạc quan của một thế hệ thanh niên sẵn sàng hi sinh tuổi xuân và hạnh phúc riêng vì Tổ quốc.

T3.jpg

Trên hành trình tìm gặp những nữ thanh niên tham gia dân công hỏa tuyến phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây hơn 70 năm, chúng tôi không chỉ được nghe nhiều câu chuyện xúc động các cụ kể lại, mà còn hiểu thêm về lịch sử đáng tự hào và những đổi thay của những vùng quê cách mạng năm xưa. Giữa cái nắng của những ngày tháng 5 lịch sử, cụ Nguyễn Thị Quỳnh ở xã Nghĩa Đô cười bảo với chúng tôi là những nữ dân công hỏa tuyến cuối cùng rồi cũng về với đất trời, thật tự hào, phấn khởi khi đất nước hòa bình, quê hương đổi mới, bà con đều ấm no, hạnh phúc.

Xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn..jpg

Nghệ nhân ưu tú Ma Thanh Sợi ở bản Rịa, xã Nghĩa Đô là người dành cả đời nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ những giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc, cũng là người am hiểu về lịch sử vùng đất “cửa ngõ” của tỉnh chia sẻ: “Cách đây hơn 70 năm, bao thanh niên người Tày, người Mông, người Dao nơi đây đã xung phong lên đường đánh giặc cứu nước, tham gia dân công hỏa tuyến gánh gạo nuôi quân, mở đường cho bộ đội tiến lên. Người ở hậu phương thì tăng gia sản xuất góp thóc, góp ngô cho bộ đội đánh giặc. Thế hệ sau của những nữ dân công hỏa tuyến năm xưa người thì đi bộ đội, người thì làm cán bộ, đảng viên, đều gương mẫu, đoàn kết xây dựng quê hương”.

Có dịp về vùng đất này trong không khí cả nước đang tưng bừng hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, thật tự hào khi nghe anh Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô thông tin: Đồng bào các dân tộc bên dòng Nặm Luông không chỉ dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, mà còn năng động, sáng tạo trong lao động, xây dựng nông thôn mới. Năm 2023, cụm homestay xã Nghĩa Đô vinh dự là một trong hai điểm du lịch homestay của Việt Nam đạt giải thưởng “Homestay ASEAN”. Cùng dọc theo dòng Nặm Luông, đến nay xã Tân Tiến, Vĩnh Yên phát triển mạnh về kinh tế rừng, trở thành vùng trồng quế lớn nhất của huyện Bảo Yên, giúp đời sống Nhân dân ngày càng no ấm.

9.jpg

Không chỉ ở vùng đất bên dòng Nặm Luông, huyện Bảo Yên, mà trong những năm qua, đồng bào các dân tộc ở những vùng quê cách mạng và khắp các xã, thôn, bản trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, tích cực xây dựng cuộc sống mới, làm cho quê hương thêm giàu đẹp.

Đón xem bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 9/7, ngay sau Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai.

 Trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai: Trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi

Bộ CHQS tỉnh Lào Cai vừa tổ chức Hội nghị trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 19/2025/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Thực hiện Chương trình công tác, sáng nay - 9/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhằm nắm bắt tình hình tổ chức, vận hành bộ máy, kết quả thực hiện nhiệm vụ sau hợp nhất và định hướng triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

fb yt zl tw