Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại Văn Bàn

Sáng 29/10, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc tại huyện Văn Bàn về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2023; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023; công tác giải phóng mặt bằng dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (Quốc lộ 279 đoạn qua địa phận huyện).

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Theo báo cáo của UBND huyện Văn Bàn, kinh tế - xã hội trên địa bàn 10 tháng năm 2023 được duy trì ổn định, đảm bảo yêu cầu, kế hoạch được giao. Cụ thể, trong tổng số 63 chỉ tiêu đã có 30 chỉ tiêu hoàn thành và đạt; 8 chỉ tiêu đạt từ 90% - 99%; 19 chỉ tiêu đạt từ 70% - 89%; 1 chỉ tiêu đạt từ 50% - 70%; 1 chỉ tiêu đạt dưới 50%; 4 chỉ tiêu đang thực hiện, đánh giá vào cuối năm.

baolaocai_vb (3).JPG
Quang cảnh buổi làm việc.

Đến nay, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 369/419 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch. Trong đó, thu từ thuế, phí, thu khác đạt 317/339,5 tỷ đồng, bằng 93% kế hoạch (thu điều tiết ngân sách từ thuế, phí, thu khác nội địa đạt 264,3/263,2 tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch); thu từ Ban Quản lý di tích và Phát triển du lịch đạt 17,5 tỷ đồng, gấp 5 lần so cùng kỳ.

Ước thực hiện cả năm 2023 hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao; hoàn thành 63/63 chỉ tiêu kế hoạch huyện giao.

Về kết quả giải ngân vốn đầu tư công, lũy kế đến nay đạt 212,262/336,506 tỷ đồng, bằng 63,08% so kế hoạch.

baolaocai_vb (4).JPG
Đồng chí Vũ Hồng Phương, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đối với nguồn vốn đầu tư, kế hoạch vốn giao năm 2023 là 76,680 tỷ đồng, đến nay đã phân bổ được 75,42/76,68 tỷ đồng, bằng 98,4% so kế hoạch vốn giao; còn lại chưa phân bổ chi tiết là 1,260/76,680 tỷ đồng. Đến nay đã giải ngân được 40,514/76,680 tỷ đồng, đạt 52,84% so kế hoạch.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, kế hoạch vốn giao năm 2023 là 89,117 tỷ đồng, đã phân bổ được 74,216/89,117 tỷ đồng, bằng 83% so kế hoạch; còn lại chưa được phân bổ là 14,901/89,117 tỷ đồng, bằng 17% kế hoạch. Lũy kế đến nay giải ngân được 1,358/89,117 triệu đồng, đạt 1,52% so kế hoạch.

Về công tác giải phóng mặt bằng dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đến nay đã bàn giao được 47,223/63,446 km, đạt 74,43% (trong đó 33,251 km thuộc 3 gói thầu do UBND huyện bàn giao; 13,972 km đường cũ do Ban Bảo trì đường bộ, Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng bàn giao). Còn lại 16,223 km chưa bàn giao (trong đó 6,223 km do UBND huyện giao; 10 km đường quốc lộ cũ do Ban Bảo trì đường bộ, Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng bàn giao).

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Văn Bàn đã báo cáo, làm rõ thêm một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

_MG_4128.JPG
Đồng chí Phí Công Hoan, Bí thư Huyện ủy Văn Bàn đề nghị tỉnh cho phép huyện Văn Bàn thực hiện một số dự án theo cơ chế đặc thù.

Huyện Văn Bàn đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ cơ chế đặc thù đầu tư mở rộng đường giao thông nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn; giao nhiệm vụ nghiên cứu, lập đề xuất chủ trương đầu tư đối với các danh mục các dự án, công trình đã có ý kiến kết luận, thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các dự án, công trình có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn.

Đề nghị UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh, bổ sung một số dự án trên địa bàn huyện vào kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025.

Đối với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND huyện Văn Bàn đề nghị UBND tỉnh xem xét, sớm bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung liên quan đến đường giao thông nông thôn và dự án hỗ trợ nhà ở; sớm báo cáo HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND nhằm đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia...

baolaocai_vb (9).JPG
Đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại buổi làm việc.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã trả lời, làm rõ một số kiến nghị đề xuất của huyện nhằm tháo gỡ khó khăn trong thực hiện một số công trình, dự án đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết hiện tỉnh đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho huyện, xã và có đầy đủ hướng dẫn thực hiện, vì vậy, chính quyền từ huyện xuống xã cần chủ động, quyết liệt hơn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

baolaocai_vb (8).JPG
Đồng chí Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Tham gia ý kiến về tiến độ giải ngân một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn còn khá chậm, đồng chí Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho rằng việc phân bổ nguồn vốn các dự án cho huyện đều dựa trên cơ sở đề xuất từ xã, huyện, vì vậy, huyện cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án theo kế hoạch.

baolaocai_vb (1).JPG
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhờ đó, một số chỉ tiêu năm 2023 đã sớm hoàn thành và hoàn thành ở mức cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho rằng so với mục tiêu của nhiệm kỳ thì nhiệm vụ trước mắt còn bộn bề, nhiều mục tiêu đề ra nhưng chưa đạt yêu cầu, trong khi thời gian thực hiện không còn nhiều, vì vậy, các cấp, các ngành từ huyện đến xã phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa.

Về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện cần chủ động vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Đối với thực hiện các dự án đầu tư công, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ giải ngân cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, khối lượng.

Về công tác giải phóng mặt bằng dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đây là dự án quan trọng có sức lan tỏa lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Văn Bàn, vì vậy huyện cần tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan và chủ động tìm giải pháp tháo những vướng mắc nảy sinh từ giai đoạn trước.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý huyện Văn Bàn tăng cường quản lý Nhà nước về khoáng sản, đất đai, thủy điện, môi trường, rừng; chủ động thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của huyện.

Chia sẻ một số khó khăn, vướng mắc của huyện trong công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch, một số cơ chế chính sách của trung ương chờ phải điều chỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo, điều hành. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã phải phải thuộc quy hoạch, thuộc quy định pháp luật, trăn trở, nỗ lực thực hiện được với những mục tiêu đặt ra; tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; những phần việc nào thuộc thẩm quyền của huyện thì chủ động tìm giải pháp tháo gỡ trên tinh thần vì cái chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw