Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, đây là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan nhanh.

Toàn tỉnh hiện có hơn 610 nghìn con gia súc và hơn 5 triệu con gia cầm. Những năm qua, cùng với phát triển đàn gia súc, gia cầm, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ. Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho vật nuôi, gồm: Vắc-xin lở mồm, long móng trâu, bò; vắc-xin tụ huyết trùng trâu, bò; vắc-xin dịch tả lợn và tụ huyết trùng lợn; vắc-xin dại; vắc-xin cúm gia cầm.

Tuy nhiên, với tình trạng chăn nuôi gia súc quy mô nhỏ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao và cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chăn nuôi nông hộ còn nhiều hạn chế, người chăn nuôi thiếu kiến thức phòng, chống dịch bệnh, vẫn còn tình trạng thả rông gia súc khiến việc tiêm phòng theo đợt gặp khó khăn. Bên cạnh đó, một số người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và chưa chủ động đăng ký tiêm phòng cho đàn vật nuôi của gia đình, dẫn đến việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh gặp khó.

Thời tiết đang giai đoạn chuyển mùa, đây là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan nhanh. Vì vậy, các địa phương cần triển khai, làm tốt công tác tuyên truyền, đôn đốc các hộ chăn nuôi chủ động vệ sinh chuồng trại, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; vận động các hộ chăn nuôi chủ động mua các loại vắc-xin không thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo từng độ tuổi…

7.png

Việc tiêm phòng cho vật nuôi được triển khai 2 đợt chính trong năm (đợt 1 từ ngày 1/3 đến 30/4/2024 và đợt 2 ngày từ 20/8 đến 30/10/2024), đồng thời tổ chức tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm chưa được tiêm, mới đến tuổi tiêm; gia súc, gia cầm đã khỏi bệnh, mới nhập về và gia cầm đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ theo quy định; tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch phát sinh.

Hiện là thời điểm giao mùa, thời tiết thường thay đổi đột ngột khiến đàn gia cầm dễ mắc các bệnh như viêm phổi, cúm, tiêu chảy, tụ huyết trùng… Được cán bộ thú y tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, gia đình bà Lê Thị Hằng (xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng) đã vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi cẩn thận, bổ sung thức ăn, nước uống cho đàn gia cầm. Bà Hằng cho biết: Việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được gia đình thực hiện nghiêm ngặt: Phun thuốc khử trùng, tiêu độc ở khu vực chăn nuôi 1 lần/tháng và rắc vôi bột 4 lần/tháng; cung cấp đủ nước uống, thức ăn, bổ sung vitamin, men tiêu hóa cho gia cầm; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho đàn gia cầm…

Mỗi năm, gia đình bà Hằng nuôi hơn 15 nghìn con gà nhưng nhờ chủ động các biện pháp phòng bệnh, đàn gia cầm luôn phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh.

5.png

Là địa bàn trọng điểm chăn nuôi của huyện Bảo Thắng, xã Xuân Quang hiện có tổng đàn gà hơn 420 nghìn con, với 32 trang trại và gần 1 nghìn hộ nuôi. Thực hiện theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, không chỉ gia đình bà Hằng mà các hộ chăn nuôi khác trên địa bàn xã cũng chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

6.png

Ông Vũ Trọng Thủy, cán bộ thú y xã Xuân Quang cho biết: Chúng tôi thường xuyên đi từng thôn, hộ tuyên truyền về các loại bệnh và biện pháp phòng, chống dịch bệnh đến các hộ chăn nuôi. Ngoài ra, phối hợp với các cửa hàng, đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y hướng dẫn các hộ vệ sinh chuồng trại, tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho đàn vật nuôi… Nhờ vậy, ý thức của các hộ chăn nuôi được nâng lên rõ rệt.

4.png

Tại thành phố Lào Cai, thời điểm này các hộ chăn nuôi trên địa bàn đang đẩy mạnh tiêm phòng cho đàn vật nuôi và phun tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại và môi trường xung quanh. Ông Nguyễn Đình Tâm, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Lào Cai cho biết: Trạm đã cử cán bộ đến tuyên truyền, hướng dẫn người dân thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm và khai báo tình hình dịch bệnh, có phương án chữa trị kịp thời. Cùng với đó, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh và quan tâm chế độ chăm sóc vật nuôi.

3.png

Sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và sự chủ động của hộ chăn nuôi giúp bảo vệ đàn vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw