Chợ San Thàng - bức tranh văn hóa rực rỡ của Lai Châu

Cách Sa Pa (Lào Cai) khoảng 2 tiếng đi xe máy, du khách sẽ đến Lai Châu và sẵn sàng cho một kế hoạch mua sắm, ăn uống đầy thú vị ở chợ phiên San Thàng.

Thuộc xã San Thàng, thành phố Lai Châu, chợ phiên San Thàng mở vào sáng sớm thứ Năm và Chủ nhật nên du khách thường đến từ hôm trước, hoặc cần phải xuất phát từ rất sớm vào buổi sớm. Vào mỗi phiên chợ, bà con tới chợ từ sớm, mang theo những sản vật của núi rừng hoặc những sản phẩm thủ công truyền thống.

Doc dao cho san thang - buc tranh van hoa ruc ro cua lai chau hinh anh 1

Bức tranh văn hóa nhiều màu sắc

Đối với người dân Lai Châu, chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc quanh vùng, góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, đồng thời tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Cũng như vậy, chợ phiên San Thàng là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa lâu đời của đồng bào Tày, Mông, Dao, Giáy,... Không chỉ để mua và bán, nhiều người coi chợ phiên là dịp gặp gỡ, hò hẹn. Trai gái thanh niên xúng xính áo quần đi chợ, còn đâu đó trong chợ những người đàn ông tụ tập, cùng say cái men say của núi rừng. Hiện nay, chợ phiên San Thàng đang trở thành điểm đến văn hóa, du lịch của tỉnh Lai Châu và thu hút rất đông khách du lịch.

Doc dao cho san thang - buc tranh van hoa ruc ro cua lai chau hinh anh 2

Vào chợ, du khách sẽ bị thu hút bởi âm thanh mua bán tấp nập, tiếng người nói cười, tiếng lợn, gà, chó, mèo hoặc chim chóc. Bạn sẽ bị ấn tượng bởi dải màu sắc rực rỡ của vải vóc, màu của các loại nông sản hòa với màu trời đất núi rừng thiên nhiên. Đâu đó có những khung cảnh đẹp và bình yên như người phụ nữ mặc trang phục dân tộc, lưng tựa núi non ngồi may vá, hay đôi má đỏ hây hây và ánh mắt long lanh của thiếu nữ đôi mươi.

Chợ bắt đầu từ khoảng 5h sáng, tuy nhiên người dân đã đi từ rất sớm để mang đồ ra và xếp chỗ bán. Trước kia thì chợ chủ yếu bán các vật dụng thiết yếu do đồng bào tự làm, tự bán như dao quắm đi rừng, cuốc, thuổng, lâm thổ sản, thổ cẩm. Nhưng nay có thể tìm thấy ở chợ đủ thứ từ cái kim, sợi chỉ tới các mặt hàng điện tử, thời trang như ở nhiều nơi khác. Các loại nông sản địa phương được bày bán rất nhiều, nên du khách và người dân từ các vùng lân cận rất thích sang chợ phiên San Thàng để tìm mua các loại rau củ quả.

Trải nghiệm ẩm thực vùng cao

Doc dao cho san thang - buc tranh van hoa ruc ro cua lai chau hinh anh 3

Theo kinh nghiệm của một số blogger du lịch, nếu đi du lịch tự túc, từ Sa Pa du khách đi thẳng hướng đèo Ô Quy Hồ để sang Lai Châu. "Đèo Ô Quy Hồ phía Lai Châu đẹp hơn phía Sa Pa rất nhiều, nhất là vào ngày nắng. Những tia nắng chiều sẽ chiếu qua tán cây rừng và nhảy nhót dưới mặt đường, những ngọn núi cũng xanh và đẹp hơn, bọn mình đã dừng lại nhiều lần để ngắm cảnh và chụp ảnh", blogger Nguyễn Hoàng Anh Minh chia sẻ.

Cũng theo blogger này, để có thêm thời gian thong thả ngắm cảnh, chụp ảnh và đặc biệt là trải nghiệm ẩm thực chợ đêm San Thàng, du khách nên nghỉ lại một đêm ở TP. Lai Châu, có thể là tối thứ Bảy. Với mức giá khoảng 500.000đ/đêm là du khách có thể tìm thấy chỗ ở đầy đủ tiện nghi, có view đẹp và cách chợ không quá xa.

Doc dao cho san thang - buc tranh van hoa ruc ro cua lai chau hinh anh 4

Chợ đêm San Thàng tối thứ Bảy được tổ chức ngay tại khu chợ San Thàng, với không gian rộng rãi và không khí đông vui, nhộn nhịp. Nơi đây có sân khấu chính biểu diễn văn nghệ và chiếu phim tài liệu, phim tuyên truyền, còn lại mọi người sẽ bày rất nhiều hàng ăn như thắng cố, phở dân, chè và rất nhiều loại bánh như bánh bò, bánh rán, quẩy nóng, thịt xiên, trà sữa, hoa quả dầm...

Blogger Nguyễn Hoàng Anh Minh chia sẻ cảm nhận: "Đồ ăn ở chợ San Thàng ngon và rẻ, nếu muốn thưởng thức nhiều món thì du khách chỉ nên ăn mỗi thứ một ít. Nói chung cũng đừng ăn nhiều quá nếu bụng dạ chưa quen với các loại món ăn khác nhau. Những món ăn mà du khách nên thử là thắng cố, bánh bò, thịt xiên nướng, bánh quẩy nóng, chè, phở dân hay phở thắng cố".

Doc dao cho san thang - buc tranh van hoa ruc ro cua lai chau hinh anh 5

Chợ đêm San Thàng thường rất đông và nhanh hết chỗ, đặc biệt là quầy hàng bán thắng cố, nên du khách hãy chủ động đi sớm, có mặt ở chợ lúc 18h là phù hợp nhất. "Bọn mình ngồi tầm 10 phút thôi mà xung quanh đã hết bàn rồi, cả người dân và khách du lịch đều đi rất đông. Ăn uống vui chơi ở chợ đêm xong thì trung tâm thành phố Lai Châu cũng là điểm đến không thể bỏ qua. Đã đến lúc mọi du khách nên đưa địa điểm này vào danh mục phải đến trong hành trình khám phá Tây Bắc" - Nguyễn Hoàng Anh Minh cho biết.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Chỉ còn ít giờ nữa, tại Khu Du lịch quốc gia Sa Pa sẽ diễn ra sự kiện lớn của mảnh đất được mệnh danh là dãy Alps của châu Á, điểm đến hàng đầu của thế giới - Lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Thời điểm này, Sa Pa tấp nập, đông vui bởi người dân và du khách “đổ về” đây tham dự sự kiện đặc biệt này.

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - địa danh đẹp nhất châu Á, điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á, điểm trải nghiệm thú vị nhất thế giới, điểm đến xanh nhất trái đất… và còn rất nhiều danh hiệu ấn tượng khác mà các tạp chí du lịch, chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới bình chọn.

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Sa Pa xưa là cao nguyên Lồ Suối Tủng, thuộc trại Ngòi Bo, sau là tổng Hướng Vinh, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa. Cách đây 120 năm, vào mùa đông năm 1903, đoàn thám hiểm của Sở Địa lý Đông Dương trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Đoàn thám hiểm đã đặt tên cho cao nguyên và ghi danh vào bản đồ là “Cao trạm Sa Pa”. Sự kiện này trở thành dấu mốc lịch sử phát hiện ra Sa Pa.

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa có một chặng đường hình thành và phát triển tương đối dài. Dấu ấn trên chặng đường ấy được lưu giữ bằng những di tích lịch sử và trở thành điểm nhấn của Sa Pa, thu hút rất đông du khách.

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở Sa Pa đều khiến người ta mê đắm, bởi mỗi mùa, Sa Pa khoác lên mình những tấm áo đặc biệt, với những sắc thái khác nhau, có chút vấn vương, thương nhớ. Giờ đây, đến với Sa Pa, những người bạn phương xa không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của 4 mùa tự nhiên, mà còn có mùa thứ 5, đó là mùa yêu.

Sa Pa: Cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẵn sàng đón khách

Sa Pa: Cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẵn sàng đón khách

Những ngày này, Sa Pa vô cùng náo nhiệt, sôi động bởi chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 đang diễn ra nhân dịp Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng tại thị xã Sa Pa đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất.

Sa Pa -Ấn tượng trong mắt du khách

Sa Pa -Ấn tượng trong mắt du khách

Dù lần đầu tiên hay đã nhiều lần đặt chân đến Sa Pa nhưng mỗi du khách đều tìm thấy ở mảnh đất này những điều mới mẻ, thú vị và vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, đến "mảnh đất trong sương" vào thời điểm diễn sự kiện kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa, du khách trong và ngoài nước đã có những ấn tượng sâu sắc.

Những cư dân trong sương mù

Những cư dân trong sương mù

Sa Pa không phải nơi sinh ra, cũng chẳng phải nơi lớn lên nhưng họ lại coi “miền đất trong sương” là nhà, bởi họ tìm thấy ở “nơi gặp gỡ đất trời” có một lý do để ở lại, để yêu thương và gắn bó.

fb yt zl tw