Châu Âu tính xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt trị giá 4,3 tỷ USD

Các nước châu Âu đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung tương tự Vòm Sắt của Israel, trị giá 4,3 tỷ USD.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, các nước châu Âu đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa kiểu Vòm Sắt (Iron Dome) trị giá 4,3 tỷ USD. Sáng kiến này có sự hợp tác của 21 quốc gia, sẽ được trình lên Hội đồng châu Âu trong vài ngày tới.

Châu Âu tính xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt trị giá 4,3 tỷ USD. Ảnh: BBC
Châu Âu tính xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt trị giá 4,3 tỷ USD. Ảnh: BBC

Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu (ESSI) được hình thành như một cơ chế để các nước châu Âu cùng nhau mua sắm các hệ thống phòng không có khả năng tương tác trên mặt đất.

“Cuộc tấn công gần đây vào Israel cho thấy tầm quan trọng của những hệ thống như vậy. Không có lý do gì để châu Âu không có lá chắn phòng thủ tên lửa của riêng mình. Việc tạo ra một Vòm Sắt châu Âu để chống lại tên lửa và máy bay không người lái là cần thiết”, ông Tusk nói với Telegraph.

Theo ông Tusk, không quá khó để hình dung ra một cuộc tấn công tiềm tàng vào châu Âu có thể xuất phát từ đâu.

Vòm Sắt của Israel từ lâu đã được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, bảo vệ bầu trời nước này khỏi tên lửa và các mối đe dọa trên không khác.

Hồi tháng 4, Iran đã phóng một loạt tên lửa và máy bay không người lái vào Israel, lực lượng phòng không của Israel đã bắn hạ hầu hết các vật thể này với sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ và Anh.

Mặc dù một cuộc tấn công “nóng” trực tiếp của Nga vào các thành viên NATO ở châu Âu khó có khả năng xảy ra, nhưng nhiều quốc gia - đặc biệt là các nước giáp biên giới Nga vẫn bày tỏ lo ngại. Nhiều nước đã tăng chi tiêu quốc phòng lên mức cao hơn so với trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022.

ESSI lần đầu tiên được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đề xuất vào năm 2022, không lâu sau khi Nga tập kích các mục tiêu Ukraine bằng tên lửa.

Trong một báo cáo năm 2023, Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế Đức (SWP), đã liệt kê một số hệ thống mà chính phủ Đức đang tìm cách mua hoặc bổ sung vào ESSI. Các hệ thống này bao gồm Patriot do Mỹ sản xuất, IRIS-T SLM – một hệ thống tầm ngắn đến tầm trung có khả năng nhắm mục tiêu vào máy bay không người lái, máy bay và tên lửa hành trình – và hệ thống Arrow tầm xa đang được sử dụng ở Israel.

Mặc dù Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ủng hộ ESSI, nhưng sáng kiến này vấp phải sự phản đối của Tổng thống Andrzej Duda. Ông Duda phản đối tham gia ESSI với lý do Ba Lan đã có thỏa thuận phòng không chung với Mỹ và Anh.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw