Cát Thịnh: Phát huy hiệu quả các công trình nước sạch

Trong năm 2020, 4 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn lần lượt được đưa vào sử dụng, cung cấp nước sạch cho trên 900 hộ dân, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch toàn xã lên 40%.
Trên địa bàn xã Cát Thịnh hiện nay có 4 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung gồm các công trình: Ngã Ba - Đá Gân, Khe Đắc, Ba Khe - Văn Hưng và Vực Tuần với tổng vốn đầu tư 12,1 tỷ đồng. Các công trình này đều đang hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho gần 4.000 người ở 8/17 thôn. 
Là một trong những hộ dân được thụ hưởng từ công trình nước sinh hoạt tập trung, ông Nguyễn Văn Toản ở thôn Ngã Ba chia sẻ: "Trước đây, công trình cấp nước sinh hoạt cũ bị xuống cấp, nhiều lúc nước đục hoặc lúc có lúc không, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gia đình. Nhưng một năm nay công trình đã được xây dựng lại, bảo đảm nước sạch và cung cấp thường xuyên. Có gì hỏng hóc có thể trao đổi với thành viên tổ quản lý, vận hành để tìm hướng khắc phục. Chi phí cũng được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ vật tư, thiết bị như: ống dẫn nước, van, đồng hồ đo đến tận nhà”. 
Để các công trình cấp nước phát huy hiệu quả, xã Cát Thịnh đã thành lập Ban Quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung xã và 4 tổ vận hành, quản lý công trình. Mỗi tổ gồm 3 người có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình, kiểm tra hệ thống dẫn nước, đo chỉ số đồng hồ nước hàng tháng.
Ông Nguyễn Duy Hiệp - Tổ trưởng Tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung Ngã Ba - Đá Gân cho biết: "Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung Ngã Ba - Đá Gân gồm đập thu nước đầu nguồn, bể lọc thô có thể chứa đến 75m3 nước, 3 bom lọc và 1 bể lọc tinh. Hàng tuần, chúng tôi bố trí nhân lực tiến hành xả đáy bể lọc thô, sục rửa 3 quả bom lọc hoặc tiến hành thau rửa toàn bộ công trình ngay sau khi có mưa lớn hoặc lũ, đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân”.
Trước khi các công trình đi vào sử dụng, xã đã tổ chức họp các thôn được thụ hưởng từ công trình để thống nhất xây dựng quy chế phối hợp quản lý công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn. Theo đó, nhân dân đã thống nhất chi trả 2.000 đồng/m3 nước. Toàn bộ khoản thu này sẽ do tổ quản lý vận hành cấp thôn thu từ nhân dân và nộp lại cho Ban Quản lý công trình xã. Ban Quản lý sẽ cân đối, trích lại 50% cho các tổ quản lý, vận hành. Số tiền còn lại được dùng để thay thế và bổ sung vật liệu lọc, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống điện, đảm bảo các công trình được vận hành liên tục, không bị gián đoạn việc cung cấp nước sạch cho nhân dân. 
Hàng năm, các tổ cũng định kỳ lấy mẫu để gửi phân tích, đánh giá chất lượng nước tại các công trình hoặc đột xuất khi có yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cấp nước theo quy định. Với mô hình quản lý, vận hành này, người dân đã tin tưởng nên ngày càng có nhiều hộ dân đăng ký đấu nối để được sử dụng nước sạch. 
Ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh cho biết: "Xã đang từng bước mở rộng địa bàn, nâng số lượng các hộ gia đình được cấp nước sạch lên trên 50%, duy trì đảm bảo chất lượng nước cấp. Xã đã tiến hành rà soát số hộ chưa đấu nối sử dụng nước để tuyên truyền, vận động, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình tháo gỡ khó khăn trong quá trình đấu nối, sử dụng nguồn nước. Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe nhân dân, từ đó, hình thành ý thức sử dụng và bảo vệ các công trình này”.
Hoài Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw