Cảnh giác với hợp đồng hợp tác đầu tư lãi cao

Đầu tư mà nhận lãi cao ai cũng ham, nhưng lãi cao gấp nhiều lần so với ngân hàng cần cân nhắc bởi lãi càng cao rủi ro càng lớn.

Thời gian gần đây, đã có liên tục các phóng sự cảnh báo về những rủi ro khi tham gia loại hình đầu tư lãi cao. Điển hình là Công ty cổ phần Tập đoàn Capel cam kết trả lợi nhuận đến 150%/năm, nhưng cuối cùng lãi không trả và gốc cũng không.

Câu chuyện trên không mới nhưng chưa bao giờ cũ bởi gần đây hàng trăm nhà đầu tư của Công ty cổ phần dịch vụ và Giải trí Thăng Long Việt Nam (TLC) cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi công ty này cũng cam kết trả lợi nhuận lên đến 36%/năm, gấp khoảng 4 đến 5 lần lãi suất ngân hàng hiện nay, nhưng rồi cuối cùng lại không thực hiện.

Các nhà đầu tư đã nhiều lần đến đến trụ sở văn phòng của Công ty Thăng Long để đòi lại tiền mà không được.

Nghỉ hưu với đồng lương ít ỏi, lại phải chăm sóc người bố bị đột quỵ, cuộc sống của gia đình bà Thủy khá khó khăn. Tháng 7/2022, tin lời của một người bạn, bà Thủy đem 130 triệu đồng tiền tích góp được để hợp tác với Công ty Thăng Long Việt Nam, với lợi nhuận là 32%/năm. Nhưng chẳng ai ngờ ký hợp đồng xong thì lại không thấy lãi đâu.

"Mình không nghĩ là mình tham mà nghĩ là sao họ giỏi thế nên mới rút tiền tiết kiệm ra để gửi vào cho họ. Thấy thành quả họ làm được cũng nghĩ là tin tưởng chọn mặt gửi vàng thì rút tiết kiệm ra để gửi vào đấy lãi cao hơn. Nào ngờ không phải, lãi chẳng được, gốc cũng chẳng nhìn thấy đâu", bà Trần Thị Thu Thủy - Nhà đầu tư của Công ty cổ phần Dịch vụ và Giải trí Thăng Long Việt Nam (TLC) chia sẻ.

Lãi không có, gốc cũng chẳng nhìn thấy đâu - đây là tình cảnh của hàng trăm nhà đầu tư khác của Công ty Thăng Long. Bức xúc, các nhà đầu tư đã nhiều lần đến đến trụ sở văn phòng của doanh nghiệp này tại TP Hà Nội để đòi lại tiền mà không được.

Mới đây, trong một buổi đối chất, lãnh đạo Công ty Thăng Long đã thừa nhận có nhận 200 tỷ đồng của các nhà đầu tư, nhưng lại không đưa ra được giấy tờ, chứng minh là đã sử dụng số tiền này vào việc gì.

Ông Nguyễn Văn Long - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ và Giải trí Thăng Long Việt Nam (TLC) cho biết: "Chúng tôi đã gọi vốn vào bao nhiêu tiền thì xin báo cáo là tổng số vốn của các nhà đầu tư vào đây là 200 tỷ đồng".

"Cái tiền 200 tỷ đó - số tiền chúng tôi đầu tư vào đây thì công ty nói chung và anh nói riêng đã sử dụng vào những việc gì, mà đến bây giờ không có tiền để trả chúng tôi, cho dù là rất ít", Nhà đầu tư của Công ty cổ phần Dịch vụ và Giải trí Thăng Long Việt Nam (TLC) nói.

Kế hoạch trả tiền của Công ty Thăng Long Việt Nam.

Trước sự thúc giục của các nhà đầu tư, đại diện Công ty Thăng Long Việt Nam cũng đành phải công bố kế hoạch trả tiền. Theo kế hoạch này, mỗi tháng doanh nghiệp sẽ trả dần nhỏ giọt cho các nhà đầu tư, tháng thấp nhất là 1% và cao nhất là 10% cho đến tận cuối năm 2024. Tuy nhiên, kế hoạch này không nhận được sự đồng tình của các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư của Công ty cổ phần Dịch vụ và Giải trí Thăng Long Việt Nam (TLC) cho hay: "Nếu như tiền của tôi mà anh trả 1% cho đến năm sau và cứ 1%, 2%, 5%, 7% theo công văn cuối cùng thì đến một năm sau mới là 10%, tổng lại mới được 20%. Vậy bao giờ chúng tôi mới lấy được gốc?".

Trước câu hỏi này, đại diện Công ty Thăng Long không đưa ra thêm giải pháp gì. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, từ năm 2019 cho đến năm 2022, Công ty cổ phần Dịch vụ và Giải trí Thăng Long Việt Nam chỉ có doanh thu từ vài trăm triệu đến khoảng hơn 2 tỷ đồng mỗi năm. Doanh thu thấp nên doanh nghiệp này cũng không phát sinh việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Long - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ và Giải trí Thăng Long Việt Nam.

Nhận 200 tỷ đồng tiền hợp tác đầu tư mà mỗi năm doanh thu chỉ vài trăm triệu đến 2 tỷ đồng. Không rõ công ty Thăng Long đã đem tiền của các nhà đầu tư sử dụng vào việc gì? Điều này chỉ có Công ty Thăng Long mới trả lời được.

Chỉ khổ cho những nhà đầu tư đã tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" vào doanh nghiệp này. Đây cũng là bài học cho các nhà đầu tư, với các hình thức đầu tư lãi cao gấp nhiều lần ngân hàng thì cần phải cẩn trọng, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải đối phó với hậu quả của dịch bệnh COVID-19 để lại để tồn tại phát triển đã khó, chưa nói đến việc kinh doanh để có tiền trả lãi tới vài chục % như vậy.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 26/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2025; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cung cấp thông tin về các nội dung, vấn đề cơ quan báo chí, phóng viên quan tâm.

Gạch không nung - mô hình kinh tế xanh

Gạch không nung - mô hình kinh tế xanh

Với khát vọng vươn lên, mạnh dạn thay đổi tư duy làm kinh tế, chị Phùng Thị May, dân tộc Giáy ở thôn Luổng Láo 2, xã Cốc San, thành phố Lào Cai đã thành công với mô hình sản xuất gạch không nung. Mô hình không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

fb yt zl tw