Cảnh báo trẻ em cũng bị đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ, tuy số lượng không nhiều vì đây được coi là bệnh lý ít gặp, nhưng thời gian gần đây, một số bệnh viện đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhi bị đột quỵ.

Nhiều người thường nghĩ, đột quỵ chỉ xảy ra với người lớn, nhưng trên thực tế, trẻ em vẫn có thể mắc căn bệnh này. Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ, tuy số lượng không nhiều vì đây được coi là bệnh lý ít gặp, nhưng thời gian gần đây, một số bệnh viện đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhi bị đột quỵ. Cha mẹ nên cảnh giác để đưa con đến viện sớm, kịp "giờ vàng" cứu chữa.

Triệu chứng mơ hồ, thách thức chẩn đoán

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 8 tuổi Nguyễn Thị A (Cẩm Khê, Phú Thọ) vào nhập viện trong tình trạng co giật và được chẩn đoán nhồi máu não nhân bèo trái không rõ nguyên nhân – liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải.

Theo mẹ cháu bé kể lại, cháu A có tiền sử khỏe mạnh, đi học và sinh hoạt bình thường. Sau khi tắm vào buổi chiều tối xong, cháu có biểu hiện không thể tự mặc quần áo và xuất hiện co giật. Ngay lập tức cháu được sơ cứu ban đầu tại Trung tâm Y tế huyện trước khi chuyển thẳng xuống Bệnh viện Nhi Trung ương.

Sau khi được điều trị đột quỵ, cháu bé 8 tuổi đang tập phục hồi chức năng.

Sau 9 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu bé được chuyển về phục hồi chức năng tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng miệng còn méo, nói chưa tròn tiếng, nửa người bên phải yếu, đi lại sinh hoạt cần sự trợ giúp của người nhà; không thể tự đánh răng, rửa mặt, buộc tóc, cầm nắm đồ vật nhỏ rất khó, không thể viết chữ… Sau 10 ngày tích cực điều trị tại Đơn vị Phục hồi chức năng, cháu bé đã hồi phục rất tốt, có thể tự đi lại, vui chơi mà không phải phụ thuộc vào dụng cụ trợ giúp hay người nhà hỗ trợ…

Thời gian qua, ghi nhận có nhiều trẻ nhỏ mắc đột quỵ. Có bệnh nhân chỉ 4 tuổi (Cần Thơ) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế SIS và được can thiệp lấy huyết khối. Cách vào viện 1 tuần, bé bị sốt, nôn, tiêu chảy, gia đình đưa đến một bệnh viện nhi điều trị nhưng bệnh ngày một diễn tiến nặng. Khi vào Bệnh viện Đa khoa quốc tế SIS trẻ luôn trong tình trạng mê man, các bác sĩ chẩn đoán bé bị huyết khối tĩnh mạch não rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Sau khi được can thiệp lấy huyết khối, bé phục hồi tốt, gần như không để lại di chứng về nói, yếu liệt.

Đây là những trường hợp may mắn được phát hiện và điều trị sớm, trên thực tế, có nhiều bệnh nhi khi bị đột quỵ, do dấu hiệu mờ nhạt, hoặc tưởng trẻ mắc bệnh khác nên đã bỏ qua “giờ vàng” cứu chữa, để lại di chứng nặng nề, hoặc đã không thể cứu chữa do đến viện quá muộn. Có phụ huynh sau khi con đang chơi đột nhiên lơ mơ và liệt nửa người, đưa vào viện cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ thì không tin nổi.

Nếu như đột quỵ ở người lớn có các dấu hiệu ban đầu điển hình dễ nhận biết như miệng méo, nói ngọng, yếu liệt chân tay… thì ở trẻ em dấu hiệu ban đầu khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường như: Động kinh, đặc biệt là viêm màng não. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi có nguy cơ tàn tật rất cao, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ ở trẻ

Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, đột quỵ ở trẻ em đang là một thách thức không nhỏ đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán, nhận biết bệnh vì trẻ em không biết cách than phiền, nhất là trẻ chưa biết nói. Trẻ đau đầu chỉ có thể quấy khóc. Đây cũng không phải là bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ em. Các bé được đưa đến cấp cứu và chẩn đoán đột quỵ thông thường từ 9-12 tuổi và có bé chưa đầy 1 tuổi, phần lớn bị hẹp động mạch nội sọ, vỡ mạch máu dị dạng hay có kèm theo bệnh tim bẩm sinh.

Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ em bị đột quỵ? BS Đức cho biết, thường do dị dạng bẩm sinh mạch máu não, một số trường hợp do các bệnh tim bẩm sinh hay các rối loạn đông cầm máu. Điều này kéo theo việc chẩn đoán bệnh chậm trễ, quá “giờ vàng” để can thiệp cứu sống các bé. Vì vậy, khi thấy con đau đầu dữ dội, nôn ói, lơ mơ, không linh hoạt như thường ngày, co giật, yếu tay chân một bên… có thể báo hiệu cơn đột quỵ sắp xảy ra, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa nhi để khám, can thiệp và điều trị kịp thời.

Đột quỵ não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngày càng trẻ hóa và để lại nhiều di chứng nặng nề. Trong đó, phổ biến nhất là các rối loạn vận động như liệt, không thể đi lại; các rối loạn về nhận thức, giao tiếp, sinh hoạt, khó vận động, ăn uống…

Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ ở trẻ? Theo các bác sĩ, rất khó phòng ngừa. “Nếu đột quỵ ở người lớn liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường và lối sống thì đột quỵ ở trẻ không liên quan đến lối sống mà chủ yếu do bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não”, BS Đức cho biết.

Còn theo TS.BS Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Do dấu hiệu mờ nhạt, nên phụ huynh thấy con có biểu hiện trên, nên đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để được cấp cứu và xử trí kịp thời. Thời gian “vàng” cấp cứu bệnh nhi đột quỵ tại là trong khoảng 4 - 5 giờ, có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết, nếu trong khoảng từ 6 - 24 giờ vẫn có thể xem xét để thực hiện can thiệp lấy huyết khối đối với những bệnh nhân nhồi máu. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị chính xác đột quỵ não, đồng thời phục hồi chức năng sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp kiểm soát và hạn chế tối đa các biến chứng, góp phần giảm tỉ lệ tàn tật của đột quỵ gây ra và giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng sớm nhất và tốt nhất.

Báo Công an nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng...

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Sáng 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh tổ chức Hội thảo hưởng ứng “Ngày thế giới vì trẻ sinh non” tỉnh Lào Cai năm 2024, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng tránh và chăm sóc cho trẻ sinh non.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Với sự giúp đỡ về chuyên môn của bệnh viện tuyến Trung ương và các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật vượt tuyến, kỹ thuật mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị, trở thành điểm tựa vững chắc trong chăm sóc sức khỏe người dân Bắc Hà. 

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nhận thức rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, những năm qua, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

fbytzltw