Cận cảnh lâu đài sứ vẽ bằng vàng tuyệt đẹp của đại gia Việt

Cuộc đời của đại gia tài hoa Bùi Xuân Hải vô cùng đặc biệt và phi thường. Từ cậu bé con nhà nghèo nhặt lông ngan, lông vịt kiếm sống, với đầu óc làm ăn kinh doanh nhanh nhạy, sự sáng tạo và lao động không biết mệt mỏi đã giúp ông trở thành tỷ phú giàu có bậc nhất Việt Nam thập kỉ 1990.

Cuộc đời tỷ phú đất Cảng một thời Bùi Xuân Hải (còn có tên gọi khác “Hải đồ cổ”) tựa như một câu chuyện cổ tích có thật ở đời thường. Từ một cậu bé nhà nghèo nhặt lông ngan, lông vịt kiếm sống, ông Hải được tuyển thẳng vào giảng đường đại học với vô số các giải thưởng quốc gia, quốc tế rồi trở thành một người gõ đầu trẻ.

Nhưng rồi cái nghiệp kinh doanh cứ bám riết lấy ông như một định mệnh, để rồi sau đó biến người thầy giáo nghèo trở thành một đại tỷ phú giàu có bậc nhất Việt Nam. Sau rất nhiều biến cố thăng trầm của cuộc sống, giờ đây ông trở lại với công trình độc nhất vô nhị trên thế giới, xây dựng mô hình cung điện bằng chất liệu sứ vẽ vàng do chính ông sáng tạo ra.   

Cận cảnh lâu đài sứ vẽ bằng vàng tuyệt đẹp của đại gia Việt ảnh 1Mô hình nhìn từ bên ngoài, gồm 1 tòa tháp chính và 4 tháp phụ xung quanh. Lâu đài được lắp ghép từ 350 mảnh sứ với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau (có thể tháo dời để di chuyển). Khởi công từ tháng 3/2013. Sau 8 tháng thì hoàn thành. Lâu đài do 300 thợ lành nghề về gốm sứ do chính công ty Havico của ông đào tạo nên.
Cận cảnh lâu đài sứ vẽ bằng vàng tuyệt đẹp của đại gia Việt ảnh 2Bên trong cung điện sứ vẽ vàng. Kinh phí ước tính khoảng 10,5 tỉ VND. Trong đó số tiền dành để mua 5kg vàng để vẽ lên sứ khoảng 5,5 tỉ VND. Lâu đài mang tên “Nghìn lẻ một đêm”, lấy cảm hứng từ kiến trúc của bền văn hóa Trung Đông, nơi vàng là văn hóa chứ không đơn thuần là một thứ của cải nữa.
Cận cảnh lâu đài sứ vẽ bằng vàng tuyệt đẹp của đại gia Việt ảnh 3Ông Bùi Xuân Hải bên chiếc bình sứ giát vàng
Cận cảnh lâu đài sứ vẽ bằng vàng tuyệt đẹp của đại gia Việt ảnh 4Cuộc đời của ông Hải vô cùng đặc biệt và phi thường. Từ cậu bé con nhà nghèo nhặt lông ngan, lông vịt kiếm sống, trở thành thành giáo môn địa lý giỏi cấp quốc gia. Để rồi sau đó, với đầu óc làm ăn kinh doanh nhanh nhạy, sự sáng tạo và lao động không biết mệt mỏi đã giúp ông trở thành tỷ phú giàu có bậc nhất Việt Nam thập kỷ 1990. Có thời điểm, theo đồn đoán tài sản của ông lên tới vài tấn vàng.
Cận cảnh lâu đài sứ vẽ bằng vàng tuyệt đẹp của đại gia Việt ảnh 5Những sản phẩm sứ vẽ vàng tinh xảo, sang trọng được tạo ra dưới bàn tay tài hoa của những người thợ do ông Hải đào tạo nên. 
Cận cảnh lâu đài sứ vẽ bằng vàng tuyệt đẹp của đại gia Việt ảnh 6Một người thợ của công ty ông Hải đang tỉ mỉ khắc những nét tinh xảo lên sản phẩm gốm
Cận cảnh lâu đài sứ vẽ bằng vàng tuyệt đẹp của đại gia Việt ảnh 7Sau rất nhiều biến cố thăng trầm của cuộc đời, giờ đây ông Hải đang muốn khôi phục lại thương hiệu sứ vẽ vàng tại Việt Nam. Hiện gian hàng “Hải đồ cổ” của ông trong trung tâm thương mại Royal City trưng bày rất nhiều sản phẩm sứ vẽ vàng độc đáo. Ước mơ của ông muốn biến Việt Nam thành trung tâm đồ sứ của thế giới.

(Theo TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw