Campuchia cấm cưỡi voi ở Angkor Wat

Sau áp lực từ các tổ chức bảo vệ động vật, Công viên khảo cổ Angkor ở Siem Reap tuyên bố cấm cưỡi voi vào đầu năm 2020.

Hiện giới chức địa phương đã bắt tay vào hành động. Ngày 15/11, hai trong số 14 con voi ở đền Angkor Wat được chuyển đến khu rừng Bos Thom gần đó. 

Long Kosal, đại diện Apsara, nói những con voi còn lại sẽ được chuyển đến cùng khu rừng vào đầu năm tới. "Voi là loài to lớn nhưng rất hiền, chúng tôi không muốn thấy những con vật này bị khai thác cho các hoạt động du lịch nữa. Chúng tôi muốn chúng được sống trong môi trường tự nhiên", Kosal cho biết.

Những con voi phục vụ du khách trong công viên khảo cổ Angkor.
Những con voi phục vụ du khách trong công viên khảo cổ Angkor.

Năm 2016, một con voi tên Sambo chết tại Angkor, gây chấn động dư luận quốc tế. Cái chết của con voi được cho là do say nắng và kiệt sức vì phải chở khách liên tục. Hai năm sau, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) công bố quần thể voi châu Á đã giảm 50% chỉ trong ba thế hệ.

Theo Angkor Enterprise, cơ quan quản lý công viên, di sản UNESCO này đang phải đối mặt với tình trạng khách du lịch suy giảm. Báo cáo mới nhất ghi nhận 1,8 triệu khách du lịch nước ngoài mua vé tham quan đền cổ từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Dù không tổ chức hay chuyên gia nào dự đoán sự ảnh hưởng từ lệnh cấm cưỡi voi của Campuchia, thực tế cho thấy ngày càng nhiều du khách và các công ty du lịch trên thế giới có xu hướng loại bỏ các điểm tham quan liên quan đến động vật. Mới đây, TripAdvisor thông báo dừng bán vé cho bất kỳ điểm đến nào nuôi nhốt cá voi hoặc cá heo, như công viên giải trí SeaWorld ở Mỹ.

vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw