Cách nhận biết nấm độc và nấm ăn được

Hiện đang là mùa mưa, các loại nấm phát triển mạnh nên nhiều người dân ở các vùng núi thường hái về nấu ăn. Tuy nhiên, nhiều loại nấm có độc tố khi ăn phải có thể gây chết người. Do đó, cần phân biệt nấm độc và nấm an toàn.

Nước ta là một nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho các loại nấm tự nhiên sinh sôi nảy nở, trong đó có nhiều loài nấm độc. Một số loài nấm độc chỉ mọc ở mùa xuân hoặc xuân - hè, một số loài khác mọc chủ yếu vào mùa hè hoặc hè - thu, một số loài khác mọc quanh năm. Chính sự thay đổi về kích thước, hình dáng, màu sắc trong thời gian ngắn dễ gây ra nhầm lẫn trong phân biệt nấm lành dùng làm thực phẩm và nấm độc.

Theo BS Bùi Thị Trà Vi - Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nấm độc trong tự nhiên thường có màu sắc sặc sỡ, nhìn bắt mắt, đủ mũ, phiến, cuống có dạng màng phình to dạng củ, hay những nấm có bào tử màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát ra ánh sáng. Một số loài nấm có thể có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng (nấm non hay nấm trưởng thành), trong môi trường đất đai thổ nhưỡng khác nhau. Vì vậy, có thể gặp trường hợp ăn cùng một loài nấm nhưng có lúc bị ngộ độc, có lúc không. Bên cạnh đó, nấm độc thường có mùi hắc và có chảy sữa...

Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, có những loại nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức. Chính vì vậy, theo BS Trà Vi tốt nhất là hãy coi tất cả nấm ở trong rừng là nấm độc và không nên ăn.

Nấm độc tán trắng Một số loại nấm độc thường gặp

Nấm độc tán trắng: Đây là loại nấm mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác...Tại nước ta, nấm tán trắng thường mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phú Thọ. Chúng thường mọc ở các khu vực ven rừng vầu, tre, trúc, cọ và một số khu rừng với nhiều loài cây mọc thưa.

Độc tố chính có trong nấm tán trắng là các amanitin (amatoxin) có độc tính cao. Độc tố của nấm tác dụng lên tế bào gan gây hoại tử gan, thải trừ qua nước tiểu, sữa gây ngộ độc cho trẻ còn bú sữa. Triệu chứng đầu tiên sau ăn nấm xuất hiện muộn (6 – 24 giờ), trung bình khoảng 10 - 12 giờ với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy toàn nước rất nhiều lần. Tiếp theo xuất hiện suy gan, suy thận (vàng da, tiểu nhiều, tiểu ít, hôn mê) và tử vong.

Đặc điểm hình dáng: Mũ nấm màu trắng, đôi khi ở giữa có màu vàng bẩn, bề mặt mũ nhẵn và bóng khi khô, nhầy, dính khi trời ẩm. Mũ nấm lúc còn non đầu tròn, mép khum dính chặt vào cuống, sau mũ nấm lớn dần thành hình nón, cuối cùng lúc nấm trưởng thành mũ nấm trải phẳng với đường kính khoảng 5-10 cm. Phiến nấm màu trắng, cuống nấm màu trắng, có vòng cũng trắng, chân cuống phình dạng củ, có bao gốc hình đài hoa, thịt nấm mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.

Nấm mũ khía nâu xám: Loại nấm này có chứa muscarin, thường mọc trên mặt đất trong rừng, hoặc nơi có nhiều lá cây mục nát. Nấm mũ khía nâu xám có mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh xuống mép mũ.

Khi già, mép mũ nấm bị xẻ thành các tia riêng rẽ. Đường kính mũ nấm 2 - 8 cm. Phiến nấm lúc non màu hơi trắng, gắn chặt vào cuống, khi già có màu xám hoặc nâu, tách rời khỏi cuống. Cuống nấm có màu từ hơi trắng đến vàng nâu, dài 3 – 9 cm, chân không phình dạng củ, không có vòng cuống. Thịt nấm màu trắng.

Loại nấm này có độc tố chính là muscarin, tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm, gây các triệu chứng như vã mồ hôi, khó thở, thở rít, mạch chậm, hôn mê, co giật. Triệu chứng xuất hiện sớm trong vòng 15 phút đến vài giờ.

Nấm ô tán trắng phiến xanh.
Nấm ô tán trắng phiến xanh.

Nấm ô tán trắng phiến xanh: Đây là loại nấm thuộc nhóm chất độc kích thích đường tiêu hóa dạ dày – ruột. Chất độc tác động nhanh chóng gây buồn nôn, ói mửa, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy. Nấm thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi đất mùn, xốp trong tự nhiên. Mũ nấm lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt, khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính mũ 5 - 15cm. Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ. Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm) lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm co màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc; dài 10 – 30 cm. Thịt nấm có màu trắng. Loại nấm này có độc tố gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy nhiều), có thể gây tử vong do mất nước, điện giải và kết hợp với các bệnh lý mạn tính khác.

Cách phòng ngộ độc nấm

BS Bùi Thị Trà Vi khuyến cáo, tuyệt đối không thu hái, sử dụng nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, nấm nghi ngờ không an toàn để chế biến thức ăn dù chỉ là một lần. Chỉ nên sử dụng các loại nấm được bán tại các cơ sở uy tín.

Ở các địa phương miền núi, khi ăn nấm nên hỏi rõ những người thực sự có kinh nghiệm để nhận biết nấm độc. Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không.

Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc liên quan đến việc ăn nấm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, cấp cứu và điều trị kịp thời.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"

Ngày 29/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”, nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế tham dự buổi lễ.

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Một trong những chủ đề triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 (Tháng hành động) được UBND tỉnh chỉ ra trong Kế hoạch triển khai là “Thức ăn đường phố”. Ngoài ra, chủ đề còn được nhấn mạnh tới các bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống; Tháng hành động kéo dài từ ngày 15/4 - 15/5/2025.

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168 hướng dẫn BHXH các khu vực và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện hành đến hết ngày 31/5/2025. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức, đồng thời tiết kiệm chi phí, chống lãng phí.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Tổng kết tình hình thực hiện một số nghị định về bảo hiểm y tế; xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Thông tin từ Sở Y tế, để đáp ứng đầy đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mùa xuân - hè và thuốc phục vụ nhu cầu dịp nghỉ lễ kéo dài (Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5), ngành y tế sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Những năm qua, HĐND - UBND tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng thực hiện các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn nhân lực y tế. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đã có 1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, thu hút đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Những năm gần đây, tỷ lệ người dân mắc bệnh lý suy thận có xu hướng gia tăng ở tất cả lứa tuổi. Trung bình mỗi năm có khoảng 600 bệnh nhân suy thận mạn được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Để tạo thuận lợi cho người bệnh điều trị, ngành y tế tỉnh đã quan tâm mở rộng đơn vị chạy thận nhân tạo.

fb yt zl tw