Các nhà lãnh đạo GCC và ASEAN kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza

Ngày 20/10, Hội nghị Cấp cao giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã ra tuyên bố lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột ở Dải Gaza thực hiện lệnh ngừng bắn vĩnh viễn.

Xe quân sự Israel di chuyển tại khu vực gần biên giới với Dải Gaza, ngày 8/10/2023.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cũng kêu gọi cung cấp viện trợ nhân đạo, hàng cứu trợ, cũng như các dịch vụ và nhu yếu phẩm cho người dân ở Gaza.

Trong tuyên bố, các nhà lãnh đạo GCC và ASEAN kêu gọi các bên xung đột bảo vệ dân thường và tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc và quy định của Công ước Geneva về bảo vệ dân thường trong thời chiến. Tuyên bố cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện các con tin và dân thường bị giam giữ, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người bệnh và người già, đồng thời hối thúc tất cả các bên nỗ lực hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.

Các nhà lãnh đạo GCC và ASEAN cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực khôi phục tiến trình hòa bình Trung Đông, giải quyết xung đột giữa Israel và các quốc gia láng giềng dựa trên luật pháp quốc tế.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, với cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2023, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Gaza phù hợp với luật pháp quốc tế.

Về phần mình, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tái khẳng định sự ủng hộ của vương quốc này đối với những nỗ lực đạt được giải pháp công bằng cho sự nghiệp của người Palestine. Thái tử Mohammed bin Salman bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực leo thang ở Gaza, đồng thời kêu gọi bảo vệ dân thường vô tội đang phải hứng chịu đau thương.

Về quan hệ với ASEAN, Thái tử Mohammed bin Salman cho biết Saudi Arabia mong muốn tăng cường quan hệ với các nước ASEAN trên tất cả các lĩnh vực. Mặc dù GCC và ASEAN thiết lập quan hệ từ năm 1990, nhưng hội nghị này là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của hai khối nhằm tối ưu hóa quan hệ hợp tác giữa hai khối khu vực.

Hội nghị được xem là cơ hội để các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia vùng Vịnh trong các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và GCC sẽ thảo luận các cách thức tăng cường quan hệ và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới và mới nổi như nền kinh tế xanh và nền kinh tế số.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Lễ tang cấp nhà nước của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter diễn ra vào ngày 9/1 tại Nhà thờ Quốc gia Washington đã mang đến một khoảnh khắc đặc biệt khi các nhà lãnh đạo chính trị nước này tạm gác lại những bất đồng để cùng nhau tưởng nhớ vị Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ (từ năm 1977 đến năm 1981).

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Trong 5 năm qua, người dân ở Pháp và một số nước châu Âu đã không còn xa lạ với “Tháng Một không cồn”, nhất là giới trẻ. Đây là một phong trào cộng đồng mang tính thử thách khuyến khích người tham gia phải tìm mọi cách để không tiếp cận bia rượu và các sản phẩm có cồn trong suốt tháng Một. Chỉ tính riêng “cuộc đua” năm ngoái, đã có tới 4,5 triệu người Pháp hưởng ứng phong trào này.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Năm 2025 được dự báo là năm đầy thách thức đối với các quốc gia Đông Nam Á, khi các nước này tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với suy thoái, nhiều căng thẳng địa chính trị cũng như sự phân mảnh thương mại, đặc biệt là mức thuế quan mới từ Mỹ - quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

fb yt zl tw