Dư luận quốc tế phẫn nộ sau vụ tấn công bệnh viện Dải Gaza

Vụ tấn công nhằm vào một bệnh viện ở Dải Gaza làm ít nhất 500 người thiệt mạng đã khiến dư luận quốc tế phẫn nộ. Vụ việc đã khiến cuộc họp do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì với các bên liên quan, nhân chuyến thăm Trung Đông, bị hủy bỏ. Nhiều nước kêu gọi Hội đồng Bảo an họp khẩn sau diễn biến mới này tại dải Gaza.

Vụ tấn công xảy ra ngày 17/10 theo giờ địa phương. Cả lực lượng Hamas và Israel đều phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho nhau về thảm kịch này. Trong một tuyên bố, người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa có thông tin về vụ việc này. Chúng tôi sẽ kiểm tra, xem xét mọi chi tiết và sẽ thông tin đến dư luận trong thời gian sớm nhất”.

Vụ nổ tại Bệnh viện Al-Ahli Arabi ở Gaza ngày 17/10. (Ảnh chụp màn hình The Times of Israel)

Vụ việc diễn ra vào thời điểm Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm khu vực Trung Đông. Dư luận vốn đặt nhiều hi vọng khi người đứng đầu Nhà Trắng bất chấp nhiều nguy hiểm để tới điểm nóng xung đột nhằm tìm giải pháp hóa giải xung đột. Tuy nhiên, vụ tấn công chết người vào bệnh viện ở Dải Gaza đã phá hỏng tất cả và làm phức tạp thêm nỗ lực tìm giải pháp của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ông Biden dự kiến gặp lãnh đạo Israel cũng như Palestin và một số nhà lãnh đạo khác của khu vực. Tuy nhiên, ngay sau vụ tấn công Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ngày 17/10 thông báo hội nghị thượng đỉnh 4 bên giữa Jordan, Mỹ, Ai Cập và Palestin nhằm bàn về tình hình Dải Ga-da đã bị hủy bỏ. Điều này có nghĩa là, Tổng thống Mỹ sẽ chỉ gặp nhà lãnh đạo Israel. Tổng thống Mỹ đã bày tỏ phẫn nộ về vụ không kích. Ông cũng chỉ đạo nhóm an ninh quốc gia thu thập thêm thông tin chính xác về những gì xảy ra.

Hàng loạt quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng loạt lên án vụ không kích bệnh viện ở Dải Gaza và kêu gọi làm rõ tội ác chống lại dân thường này.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Volker Turk trong một tuyên bố đã kêu gọi các bên đưa ra ánh sáng thủ phạm trong khi Tổ chức Y tế Thế giới gọi vụ tấn công vào Bệnh viện Al-Ahli al-Arabi là vụ tấn công “quy mô chưa từng có”.

Phát biểu trước báo giới, ông Ahmed Al-Mandhari, giám đốc khu vực Đông Địa Trung Hải của Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh: “WHO lên án mạnh mẽ vụ tấn công vào Bệnh viện Al Ahli ở phía bắc Dải Gaza. Bệnh viện đang hoạt động, với các bệnh nhân, nhân viên y tế và những người phải di tản đang trú ẩn ở đó. Báo cáo ban đầu cho thấy hàng trăm người thiệt mạng và bị thương. Bệnh viện này là một trong 20 bệnh viện ở phía bắc Dải Gaza phải đối mặt với lệnh sơ tán từ quân đội Israel. Tuy nhiên lệnh sơ tán đã không thể được thực hiện do tình trạng bất ổn hiện tại, tình trạng nguy kịch của nhiều bệnh nhân và thiếu xe cứu thương, nhân viên, công suất giường bệnh của hệ thống y tế và nơi trú ẩn thay thế cho những người phải di dời. WHO kêu gọi các bên bảo vệ ngay lập tức dân thường. Lệnh sơ tán phải được đảo ngược. Luật nhân đạo quốc tế phải được tuân thủ, theo đó, các cơ sở chăm sóc sức khỏe phải được bảo vệ tích cực và không bao giờ bị coi là mục tiêu”.

Tổng thống Palestine Mamoud Abbas đã mô tả sự việc là vụ thảm sát chiến tranh không thể tha thứ. Các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông kêu gọi lên án bạo lực, đồng thời cáo buộc hành vi này vi phạm luật pháp quốc tế. Pháp và Anh đều đã lên án vụ tấn công trên, dù không trực tiếp đổ trách nhiệm lên bên nào.

Nga và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) kêu gọi một cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vụ tấn công bệnh viện Gaza.

Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bác một nghị quyết do Nga đề xuất chỉ trích vòng xoáy bạo lực tại Trung Đông. Thay vào đó, cơ quan này dự kiến sẽ tiến hành biểu quyết đối với một dự thảo nghị quyết khác do Brazil đề xuất, vốn dự kiến diễn ra vào tối 17/10, nhưng đã được chuyển sang ngày 18/10.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

fbytzltw