Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên thất nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, thị trường lao động đang dần quay trở lại theo xu hướng phát triển bình thường như trước dịch COVID-19, dù vẫn còn những bất cập cần khắc phục như tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên vẫn cao.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa thông tin về tình hình lao động, việc làm quý I/2024. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp giảm, theo quy luật thường thấy ở quý có Tết Nguyên đán.

Thanh niên tìm kiếm việc làm tại phiên giao dịch việc làm lưu động tổ chức tại các quận huyện Hà Nội.

Mặc dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn còn cao. Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên không có việc làm (từ 15-24 tuổi) và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11% tổng số thanh niên). Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cũng cao hơn khu vực thành thị (12,8% so với 8,3%).

Trong quý I, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 52,4 triệu người (giảm 137,4 nghìn người so với quý trước và tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước).

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,5% (giảm 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước); lao động có việc làm ước tính là 51,3 triệu người (giảm 127 nghìn người so với quý trước và tăng 174,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước).

Thu nhập bình quân của lao động quý I/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng so với quý IV/2023 và tăng 549.000 đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2024, vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.

Chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Tính đến nay, khoảng 37,8 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên.

Để ổn định thị trường lao động, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết, thời gian qua, Bộ vẫn tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động, nhằm duy trì lực lượng lao động ổn định, góp phần phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ cũng chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm bắt tình hình sản xuất - kinh doanh, lao động, việc làm, nhất là của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường, nhất là kết nối thị trường lao động các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm. Chú trọng giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ.

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường lao động để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm, thông tin thị trường lao đông để kin thời hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp…

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hỗ trợ đào tạo lại nghề và việc làm cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy không chỉ giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội mà còn góp phần phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Cùng với xu hướng chung trên cả nước, sau tết Nguyên đán, tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời diễn ra tại nhiều địa phương, trong đó có Lào Cai. Lý do chủ yếu là một bộ phận người lao động sau kỳ nghỉ dài lựa chọn không quay lại đơn vị cũ, chuyển hướng sang các ngành nghề khác hoặc tìm kiếm công việc với chế độ đãi ngộ cao hơn. Điều này tạo ra khoảng trống nhất định về nhân sự, buộc doanh nghiệp phải tăng cường tuyển dụng.

Nhiều cơ hội cho lao động có tay nghề

Nhiều cơ hội cho lao động có tay nghề

Đầu năm 2025 nhiều chương trình phái cử lao động có tay nghề đã ký kết được thực hiện theo hình thức phi lợi nhuận. Với việc triển khai các chương trình này, người lao động được hỗ trợ hầu hết các chi phí đào tạo, vé máy bay. Đặc biệt, các chương trình phái cử sẽ mở ra cơ hội việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn cho người lao động...

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Ga Lào Cai những ngày cuối năm, không khí tất bật, hối hả hiện rõ trên từng khuôn mặt của các nhân viên ngành đường sắt. Khi những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa xuân mới đang đến cũng là lúc những chuyến tàu Tết hoạt động hết công suất để đưa hàng ngàn hành khách về đoàn tụ với gia đình. Đằng sau sự nhộn nhịp đó là những câu chuyện đầy cảm xúc của những người lao động cần mẫn, tất tả ngược xuôi ngày Tết để đảm bảo an toàn cho hành khách về quê đoàn viên với gia đình.

fb yt zl tw