Bình Dương: Ứng phó nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn

Mặc dù Bình Dương không tiếp giáp với biển, nhưng do thủy triều dâng cao cùng lượng nước từ hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng đổ về hai tuyến sông Sài Gòn và Đồng Nai giảm sút dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng nặng hơn do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài.

Một góc thành phố Tân Uyên, Bình Dương nằm bên sông Đồng Nai. Ảnh tư liệu

Nhiều tháng nay, tác động của hiện tượng El Nino đã gây ra những thay đổi đáng kể trong thời tiết tại khu vực Nam Bộ, điển hình là việc nắng nóng kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng đến lượng nước ở khu vực nguồn của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, khiến lượng nước đổ về hai con sông đoạn qua tỉnh Bình Dương ngày càng ít đi, làm cho tình hình xâm nhập mặn lấn sâu. Bên cạnh đó, những đợt triều cường dâng cao cũng làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, đặc biệt ở phía hạ lưu các tuyến sông lớn này.

Xâm nhập mặn gây nhiều ảnh hưởng đối với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương. Hiện nước mặn xâm nhập vào sâu nhất trên sông Sài Gòn là 76 km; trong khi tại sông Đồng Nai là 78 km.

Mặc dù Bình Dương không tiếp giáp với biển, nhưng do thủy triều dâng cao cùng lượng nước từ hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng đổ về hai tuyến sông Sài Gòn và Đồng Nai giảm sút dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng nặng hơn do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài.

Ông Nguyễn Khánh Trường, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cho biết: "Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quản lý, khai thác hồ thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa để theo dõi sát tình hình, điều chỉnh xả nước nhằm đẩy lùi tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Đơn vị cũng tăng cường quan trắc, theo dõi số liệu độ mặn của các tuyến sông và dự báo tình hình xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn, sông Đồng Nai để chủ động ứng phó; kiểm tra và bảo dưỡng các công trình thủy lợi, cống lấy nước đầu kênh để đảm bảo điều kiện hoạt động của các công trình, cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi cho người dân.

Để đối phó với nguy cơ nhiễm mặn, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cấp thoát nước môi trường Bình Dương (Biwase) đã thực hiện các biện pháp như: Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên và xây dựng hệ thống ống nối liên thông giữa các nhà máy cấp nước để đảm bảo cung ứng nước sạch cho cộng đồng dân cư.

Ông Dương Hoàng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cấp thoát nước môi trường Bình Dương (Biwase) cho biết, đơn vị luôn lấy mẫu nước và tiến hành kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng nước cung cấp cho cộng đồng luôn đạt chuẩn và an toàn. Thông qua sự chủ động trong ngăn ngừa và ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn, Bình Dương đang tìm những giải pháp để hạn chế xâm nhập mặn ảnh hướng đến các nhà máy nước trên hai con sông này.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công an Bình Dương ra quân trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Công an Bình Dương ra quân trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Đại tá Tạ Văn Đẹp, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương đã chủ trì Lễ ra quân mở đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Xóa nhà tạm, xây tương lai

Xóa nhà tạm, xây tương lai

Bình Dương đang tăng tốc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, dột nát, giúp các hộ nghèo và gia đình chính sách có chỗ ở vững chắc. Với mục tiêu hoàn thành trước ngày 30/6/2025, chương trình không chỉ mang lại mái ấm, mà còn tạo động lực để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Xung kích trong chuyển đổi số

Xung kích trong chuyển đổi số

Với tinh thần “Thanh niên tiên phong, sáng tạo trong chuyển đổi số”, Tỉnh đoàn Bình Dương đã phát động 15 ngày cao điểm thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” nỗ lực đưa công nghệ số đến gần hơn với đời sống người dân.

"Đòn bẩy" phát triển từ hạ tầng

"Đòn bẩy" phát triển từ hạ tầng

Để tăng sức cạnh tranh, Bình Dương đang tăng cường hơn nữa quỹ đất cho phát triển khu công nghiệp, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại gắn với phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ, góp phần tạo lực đẩy thu hút thêm nhiều dự án đầu tư chất lượng vào tỉnh.

Nâng cao vị thế công nghiệp Bình Dương

Nâng cao vị thế công nghiệp Bình Dương

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025, Bình Dương xác định ngành công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng, phấn đấu Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12%. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Bình Dương tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm...

fb yt zl tw