Bình Dương tích cực xóa bỏ nạn tín dụng đen đang ngày càng gia tăng

Trong đợt cao điểm từ cuối năm 2023 đến tháng 9/2024, lực lượng chức năng đã triệt phá 9 vụ với 22 đối tượng có liên quan đến hoạt động này, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

(Ảnh minh họa: TTXVN phát)
(Ảnh minh họa: TTXVN phát)

Bình Dương thu hút hàng triệu lao động làm việc đang đối mặt với vấn nạn "tín dụng đen" (vay nợ ngoài hệ thống ngân hàng), đây cũng là mối đe dọa đối với an ninh trật tự và đời sống của nhiều người dân.

Công an tỉnh Bình Dương cho biết tình hình tội phạm liên quan đến "tín dụng đen" đã gia tăng đáng kể thời gian gần đây.

Trong đợt cao điểm từ cuối năm 2023 đến tháng 9/2024, lực lượng chức năng đã triệt phá 9 vụ với 22 đối tượng có liên quan đến hoạt động này, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ. Các hình thức rất đa dạng, từ cho vay tiền mặt với lãi suất rất cao đến đe dọa, khủng bố tinh thần người vay nợ...

Điển hình là vụ việc xảy ra tại khu Trung tâm hành chính thành phố Dĩ An vào ngày 24/9, hai đối tượng đi xe máy đã tạt chất bẩn, tạt sơn vào nhà người dân khi chủ nhà đi vắng.

Công an thành phố Dĩ An đã tập trung truy xét, bắt được 2 đối tượng là Phan Đức Hiếu (sinh năm 2001) và Trần Xuân Dũng (sinh năm 2003) cùng quê Thanh Hóa, trú tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Các đối tượng khai nhận đã cho một người phụ nữ vay 70 triệu đồng. Người phụ nữ đã trả tiền gốc và lãi được một thời gian nhưng nay không còn khả năng chi trả. Các đối tượng đã điều khiển xe môtô mang biển số Biên Hòa sang nhà người phụ nữ tạt chất bẩn nhằm khủng bố tinh thần, gây áp lực buộc chủ nhà phải trả nợ.

Công an thành phố Dĩ An đã tạm giữ hình sự 2 đối tượng trên về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản người khác, đồng thời củng cố tài liệu chứng cứ để xử lý hành vi cho vay nặng lãi của các đối tượng.

Từ đầu năm đến nay, Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố Dĩ An đã thụ lý 3 vụ án liên quan đến cho vay nặng lãi...

Nguyên nhân khiến "tín dụng đen" tại Bình Dương gia tăng mạnh là do nhu cầu vay vốn của người dân, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp, gặp khó khăn về tài chính, nhiều người dính vào vay bên ngoài... Điều này khiến họ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan," không chỉ chịu lãi suất cao mà còn bị ràng buộc bởi nhiều điều khoản khắc nghiệt khác. Sự thiếu hiểu biết về các hình thức cho vay và quy định pháp luật cũng là một yếu tố góp phần khiến người dân dễ dàng bị lôi kéo bởi những lời chào mời hấp dẫn từ các đối tượng cho vay nặng lãi, không lường trước được những rủi ro tiềm ẩn.

"Tín dụng đen" không chỉ gây tổn hại đến kinh tế cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự tại địa phương. Nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực, đe dọa, thậm chí là giết người đã xảy ra do mâu thuẫn trong việc đòi nợ. Nhiều gia đình tan vỡ, cuộc sống của người dân bị xáo trộn và tâm lý hoang mang, lo lắng gia tăng trong cộng đồng. Hoạt động "tín dụng đen" còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quản lý an ninh trật tự. Việc giải quyết và triệt phá các băng nhóm "tín dụng đen" đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng và sự hỗ trợ từ phía cộng đồng.

Để khắc phục tình trạng trên, Bình Dương cần triển khai các giải pháp đồng bộ. Trước hết, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân về rủi ro của "tín dụng đen" và cách nhận diện các hình thức cho vay trái phép. Việc nâng cao nhận thức của người dân sẽ giúp họ tự bảo vệ mình và giảm thiểu nguy cơ rơi vào bẫy "tín dụng đen."

Theo Công an tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng của năm 2024, ở tỉnh phát hiện 1.429 vụ phạm pháp về trật tự xã hội, giảm 18 vụ so với cùng kỳ năm 2023. Cơ quan điều tra đã giải quyết 503 vụ án với 763 bị can, và bắt giữ 123 đối tượng truy nã.

Thời gian tới, Công an Bình Dương tập trung mở đợt cao điểm, theo dõi các đối tượng có biểu hiện liên quan đến "tín dụng đen." Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc phổ biến thông tin về các thủ đoạn và dấu hiệu nhận diện của loại tội phạm này nhằm giúp người dân nâng cao cảnh giác; khuyến khích người dân chủ động phòng ngừa và tố giác tội phạm. Việc tăng cường liên lạc giữa cơ quan chức năng và cộng đồng là chìa khóa để ngăn chặn tội phạm "tín dụng đen" từ gốc, bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Những ngày qua, hậu quả của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão để lại đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đối với đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc nước ta. Cùng với cả nước, Bình Dương đang hướng về miền Bắc thân yêu với rất nhiều tình cảm chia sẻ cũng như huy động sự chung sức của cộng đồng để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão gây ra, sớm vượt qua khó khăn.

Lớp học “khai giảng” sớm

Lớp học “khai giảng” sớm

Những ngày cuối tháng 8, hàng trăm học sinh ở những lớp học tình thương (LHTT) trên địa bàn tỉnh đã “khai giảng” năm học mới. Ở lễ khai giảng đó, không tiếng trống trường, không rộn ràng cờ hoa nhưng đầy ắp tình thương của những thầy cô giáo là các anh chị tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Bình Dương hiện có 12 LHTT do các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý với hơn 400 em.

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Từ ánh mắt trong veo, qua những câu chuyện sôi nổi, hồn nhiên của những đứa trẻ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật gần gũi và kính yêu biết mấy… Đã lâu rồi, ở góc sân trường Tiểu học Phú Hòa 3 (TP.Thủ Dầu Một) có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trực quan sinh động như thế, nơi sự kính yêu, lòng biết ơn của thế hệ thiếu nhi dành cho Bác ngày càng nhiều hơn, nơi tình yêu quê hương đất nước và lý tưởng đẹp đẽ của các em đang được cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng nhà trường từng ngày vun đắp…

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc Tiểu học, trong đó có nội dung không xếp quá 35 học sinh/lớp. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các trường Tiểu học ở Bình Dương.

fbytzltw