Bình Dương công bố đường dây nóng hỗ trợ vay gói 120.000 tỷ đồng

Ngày 5/4, theo tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, nhằm triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, tỉnh đã công bố đường dây nóng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khởi công khu nhà ở xã hội an sinh gần 1.000 căn hộ tại phường Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp số điện thoại đường dây nóng và danh sách bộ phận thường trực để tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn liên quan đến Chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng.

Những người mua nhà ở xã hội và chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội muốn tiếp cận vốn vay gặp khó khăn, vướng mắc thì liên hệ qua đường dây nóng cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Dương. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc, số điện thoại 0918.258.638; Chánh Thanh tra Lê Quang Nam, điện thoại 0989.006.755

Theo ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Dương cho biết, thông qua đường dây nóng nhằm giải đáp và giải quyết những vướng mắc cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào muốn tiếp cận gói vay 120.000 tỷ đồng.

Ưu tiên của gói tín dụng này dành cho người vay mua nhà ở xã hội; đồng thời cũng hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp là chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc cải tạo chung cư cũ được vay gói tiền hỗ trợ này.

Ghi nhận trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 4 dự án xây dựng nhà ở xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt danh mục vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với mức giá ưu đãi lãi suất từ 1,5 đến 2% tùy từng dự án.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, hiện 4 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa mặn mà về gói vay nêu trên, vì lý do sau khi trừ hỗ trợ khoảng 2% lãi suất vay, nhưng chủ đầu tư vẫn phải chịu lãi suất bình quân từ ngân hàng thương mại ở mức cao khá “căng” trên 7%/năm. Do vậy, hiện các chủ đầu tư chưa xúc tiến để tiếp cận nguồn vốn này để triển khai các dự án như đã định.

Trong khi đó, ngoài nhà ở xã hội, đối với loại hình bất động sản kinh doanh khác. Hiện, có khoảng 30 dự án ở Bình Dương đang gặp nhiều khó khăn, từ việc tiếp cận vốn đầu tư, thủ tục xây dựng kinh doanh đến các thủ tục liên quan đến đất đai và đền bù giải tỏa mặt bằng. Điều này đã dẫn đến tình trạng đình trệ tiến độ của nhiều dự án và giảm sút giao dịch trên thị trường.

Trong bối cảnh nhiều thách thức đang đối diện, thị trường bất động sản ở tỉnh Bình Dương cũng trải qua nhiều khó khăn đáng kể. Tuy nhiên, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này, chính quyền địa phương đã đưa ra một loạt các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc.

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và những dự án, UBND tỉnh Bình Dương đã thành lập Tổ chỉ đạo giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai dự án. Qua đó, lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành đã tiến hành các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp và các dự án lớn để lắng nghe ý kiến và kiến nghị từ phía doanh nghiệp.

Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đã rà soát và điều chỉnh quy định về đầu tư, đấu thầu nhằm tháo gỡ các vướng mắc; đồng thời, tăng cường tiến độ thực hiện thủ tục xác định giá đất cụ thể để doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với đất đai.

Về vấn đề vốn, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc gặp để yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm thủ tục hành chính, tăng cường số hóa để cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho các dự án bất động sản.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đã được phê duyệt; trong đó, chú trọng kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại phù hợp với từng đối tượng có nhu cầu nhà ở nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw