Bếp trên đỉnh đồi

LCĐT - Trong căn bếp nhỏ nép mình trên đỉnh đồi cao, có người con gái ngày ngày cùng lũ trẻ vùng cao vẽ nên sắc màu cuộc sống an yên, bình dị bằng những MV mỹ thực…

Cô “Lang” của lũ trẻ vùng cao

Tâm An - cái tên nghe thôi đã có cảm giác bình dị, an yên như chính tâm hồn của cô gái ấy. Lần đầu tiên gặp vào những ngày cuối đông trong căn nhà tranh giữa bản Ý Lình Hồ, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, An gây ấn tượng với tôi bởi đôi mắt đen nhánh luôn cười, dáng người mảnh khảnh, mái tóc dài tết hờ được giữ gọn gàng bằng băng đô vải, khăn áo nhuộm chàm.

Lũ trẻ quấn quýt An tự nhiên như chính núi rừng Tây Bắc vậy.
Lũ trẻ quấn quýt An tự nhiên như chính núi rừng Tây Bắc vậy.

An sinh năm 1991, là người con của mảnh đất Đắk Lắk. Sau khi học và làm việc tại Hà Nội với công việc là thiết kế đồ họa, An đã thay đổi ngã rẽ cuộc đời mình chỉ sau lời đề nghị của một cô bạn: “Lên Tây Bắc đi, Tây Bắc đẹp, hùng vỹ, con người sống chan hòa với thiên nhiên, tự do tự tại. Đơn giản vì chúng mình còn trẻ mà!”. Năm 2018, An bắt đầu đến Sa Pa. Nơi Tâm An dừng chân là bản nhỏ của người Mông ở Ý Lình Hồ. Nơi đó có những căn nhà sàn nằm tít trên đỉnh đồi, nhìn xuống thung lung Mường Hoa thơ mộng.

Ngày mới đến Sa Pa, Tâm An làm quản gia cho homestay nhỏ của một người bạn. Cuộc sống tự cung, tự cấp giữa bốn bề xung quanh toàn đồi núi, cây rừng đã dạy cho An biết tự mình ra ruộng hái rau, lên rừng hái quả, rồi tự xới đất trồng rau sau nhà, tự làm đậu để ăn, đến mùa thì cấy lúa ở những thửa ruộng bậc thang phụ giúp dân bản… Tây Bắc với Tâm An lạ mà quen, những kiến thức về cỏ cây, trồng trọt, kỹ năng sống trong rừng, An đã quen thuộc từ nhỏ, trong những năm tháng theo chân cha đi khai hoang ở Đắk Lắk. Thiên nhiên ưu ái con người, núi rừng Tây Bắc ưu ái Tâm An, dần dần mọi thứ trở thành nếp sống quen thuộc từ lúc nào…

An tâm sự: Mình là người ăn chay, nên có “vứt” ở đâu cũng dễ tồn tại và nhanh chóng hòa nhập. Tuy nhiên, bước vào cuộc sống mới, dù là cuộc sống thế nào thì cũng không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ. Tâm An cũng vậy…

Bản Ý Lình Hồ dân cư thưa thớt, tối đến vắng vẻ, chỉ còn một mình bơ vơ, cảm giác tủi thân nhiều lúc khiến An có suy nghĩ muốn bỏ về. Nhưng chính tình yêu thương những đứa trẻ đã níu chân An. Chúng tình cảm, chân chất và đáng yêu như chính bản làng Tây Bắc này vậy. Đứa 5 tuổi, đứa 3 tuổi, có đứa học lớp 5, lớp 6, có đứa chỉ mới sinh được khoảng 3 tháng… chúng nghèo vật chất nhưng tình cảm dành cho An luôn đong đầy. Chúng gọi An là cô “Lang” - cách lũ trẻ con gọi cô thân mật. Cô Lang dạy chúng học, đàn hát và nấu cho chúng những món ăn ngon. Cứ thế, lũ trẻ ở lại trong cuộc đời Tâm An, tự nhiên như hơi thở của núi rừng. Ngôi nhà nhỏ bé nép mình giữa núi rừng Tây Bắc nơi An ở bỗng chốc đầy ắp tiếng cười.

Căn bếp nhỏ nuôi cảm hứng lớn

Những tưởng cuộc sống “ẩn dật” của An ít ai biết đến thì giờ “An nổi tiếng rồi đó, An biết không? Hàng nghìn người đã biết đến kênh youtube của An, yêu thích và dành những lời khen không ngớt cho An đấy!”. Nghe tôi nói vậy, An chỉ bẽn lẽn cười. Có lẽ cô bé ấy chẳng thể ngờ, những MV mộc mạc mô tả cuộc sống, những món ăn bình dị mà chính tay cô làm cho lũ trẻ và dân làng lại trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao người.

Căn bếp nhỏ xinh trên đồi cao là nơi ra đời biết bao cảm hứng tích cực.
Căn bếp nhỏ xinh trên đồi cao là nơi ra đời biết bao cảm hứng tích cực.

Chỉ đơn giản là một chiếc máy ảnh, An tự mình ghi lại chuỗi ngày sống tại bản Ý Lình Hồ như cuốn nhật ký. Thời gian đầu, những MV của An được up lên facebook, bạn bè khen ngợi, trầm trồ, nhiều người động viên An hãy post lên youtube cho nhiều người biết đến. Và thế là kênh youtube mang tên “Bếp trên đỉnh đồi” ra đời với những MV giản dị, mộc mạc, không sắp xếp cầu kỳ hoặc dàn dựng hoành tráng. Tất cả chỉ đơn giản: Hôm nay làm gì thì đặt máy quay lại. Sau đó, mọi thứ cũng được chính Tâm An tự ghép lại theo cách mà cô tự học được trên mạng internet. Những MV của An có hàng nghìn người theo dõi, nhiều người gọi Tâm An là “Lý Thất Tử - tiên nữ đồng quê” của Việt Nam.

Thử lên youtube và tìm kiếm trang “Bếp trên đỉnh đồi”, mọi người sẽ thấy cuộc sống trôi đi thật chậm, nhẹ nhàng và tự tại. Bao trùm toàn bộ những MV ấy là hình ảnh cô gái trẻ giản dị, ngày ngày lên rừng hái quả về làm bánh, làm mứt, nhổ củ cải muối dưa, hái bí ngô về nấu chè hoặc tự làm đậu phụ, miến dong bằng những dụng cụ do chính mình tạo ra… Mỗi MV đều lồng những giai điệu nhẹ nhàng, có khi là nhạc Tây Bắc rộn ràng, tươi vui. Điều đặc biệt, kết thúc mỗi MV là hình ảnh An cùng bọn trẻ thưởng thức những món ăn mà An đã nấu. Ánh mắt những đứa trẻ ngập tràn niềm hạnh phúc. Có lẽ trong mắt chúng, An giống như cô tiên bước ra từ quả thị cho chúng có những chuỗi ngày tuổi thơ đầy ý nghĩa.

Những MV của An đều tự mình quay, một số cảnh chọn sẵn khung hình rồi nhờ bọn nhỏ bấm máy hộ. Có clip chỉ quay dựng đúng 1 ngày là xong, như clip nướng ngô cho tụi nhỏ; có clip 2 tháng rồi vẫn chưa xong, như video về nhuộm chàm - nghề truyền thống của người Mông ở Tây Bắc, vì cần phải đi rừng lấy cây chàm, ngâm cho rữa, làm cao chàm, pha dung dịch rồi nhuộm... Nhưng đong đầy trong những MV mỹ thực của mình, An gửi gắm tình yêu mảnh đất, con người nơi đây và truyền cảm hứng sống cho biết bao bạn trẻ giữa dòng đời đầy những xô bồ và bon chen. Hình ảnh An trong MV “Nghèo” ôm guitar hát mênh mang, xung quanh khói bếp bảng lảng gợi cho người xem thật nhiều cảm xúc.

Nhiều người bạn hỏi An dự định ở đây cả đời hay sẽ trở về quê hương, An chỉ cười: Nghĩ gì xa xôi vậy, bởi cuộc đời này ngắn lắm, sao không sống cho hiện tại. Miễn sao mình cảm thấy hạnh phúc, tâm mình cảm thấy an yên là được!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw