Bảo Yên: Đưa lễ hội trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng

Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, huyện Bảo Yên đã và đang tập trung khôi phục, bảo tồn các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn gắn với phát triển du lịch.

Hằng năm, cứ vào 17/7 âm lịch, lễ hội đền Bảo Hà lại trở thành sự kiện văn hóa thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương. Trong khuôn khổ lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, thương mại... góp phần nâng cao đời sống tinh thần người dân, quảng bá hình ảnh và phát huy tiềm năng du lịch tâm linh ở huyện Bảo Yên nói riêng.

img-1012-1101-4067-5660.jpeg
Lễ hội đền Bảo Hà tổ chức tháng 7 âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch.

Rời miền đất Bảo Hà linh thiêng, du khách đến khám phá điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội đền Nghĩa Đô tổ chức thường niên vào ngày 14/7 (âm lịch). Lễ hội nhằm tưởng nhớ các chúa Bầu là anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật cùng một số tướng công họ Vũ, tướng lĩnh trong vùng đã có công xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ thành Nghị Lang, khai khẩn đất phục vụ sản xuất quân lương; mở mang, phát triển vùng đất Mường Khuông (Mường Nghĩa Đô).

le-1-4-8816-1623-9453.jpg
Đặc sắc lễ hội đền Nghĩa Đô.

Xuôi dòng sông Chảy về nơi quần tụ của đồng bào Tày, Dao, Nùng dưới chân núi Con Voi, du khách sẽ được trải nghiệm lễ hội đền Long Khánh, tổ chức thường niên vào ngày 10/7 âm lịch nhằm tưởng nhớ công lao của Quan tri châu Tăng Hán Bảo - Quan tri châu có nhiều công lao trong việc lãnh đạo Nhân dân địa phương chiến đấu chống giặc Cờ Đen khoảng giữa thế kỷ XIX.

Ông Nguyễn Sĩ Hồng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Yên cho biết: Nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử, thu hút du khách đến với Bảo Yên, hằng năm, UBND huyện Bảo Yên xây dựng kế hoạch tổng thể tổ chức các lễ hội gắn với các di tích; chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kịch bản tổ chức khôi phục các lễ hội truyền thống đảm bảo đúng lý lịch di tích và truyền thống văn hóa địa phương.

com-9-5770-4055-748.jpg
Thi làm cốm trong Lễ hội cốm xã Việt Tiến.

Từ năm 2020 đến nay, huyện Bảo Yên đã tổ chức khôi phục 7 lễ hội truyền thống gồm: Lễ hội đền Nghĩa Đô (xã Nghĩa Đô), Lễ hội đền Long Khánh (xã Phúc Khánh), Lễ hội đền Làng Lúc (xã Bảo Hà), Lễ hội đền Hai Cô (xã Kim Sơn), Lễ hội đền Làng Pịt (xã Lương Sơn), Lễ hội Cốm xã Việt Tiến gắn với đình làng Già Hạ, Lễ hội Cốm xã Nghĩa Đô gắn với đền Nghĩa Đô. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có 9 lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm gắn với các di tích lịch sử văn hóa, thời vụ nông nghiệp.

Các lễ hội được tổ chức với phần lễ mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và đặc trưng của di tích; phần hội ngày càng được mở rộng về quy mô, đổi mới về hình thức tổ chức, với chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian… đặc sắc, hấp dẫn, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng tại mỗi di tích, qua đó thu hút đông du khách đến chiêm bái, trải nghiệm.

Để quảng bá, kích cầu du lịch, mỗi dịp tổ chức lễ hội, UBND huyện Bảo Yên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian, hoạt động trải nghiệm phù hợp với di tích và văn hóa bản địa. Qua các sự kiện, hoạt động góp phần quảng bá, giới thiệu đến du khách về truyền thống lịch sử, văn hóa; kết nối du lịch tâm linh với du lịch cộng đồng ở mỗi địa phương có điểm di tích.

Lễ hội đền Bảo Hà thường được gắn với hoạt động diễn xướng hát văn, hầu đồng, thi làm ngựa mã, mâm lễ dâng ông Hoàng Bẩy…; Lễ hội đền Nghĩa Đô gắn với các hoạt động như hát then, thi gánh nước truyền thống, đi cà kheo, thi bắn nỏ, bắn vịt mô hình, trải nghiệm ẩm thực truyền thống, thi đan lát…; Lễ hội đền Pịt gắn với thi làm bánh giày, thi bóc và bào vỏ quế…;Lễ hội đền Làng Lúc gắn với môn kéo co, đẩy gậy, ném còn… Các hoạt động thường có phần tương tác, trải nghiệm giữa du khách với người dân địa phương, tạo không khí vui tươi, để lại ấn tượng sâu sắc cho các du khách.

le-don-thay-va-ruoc-kieu-3362-2387.jpg
Các lễ hội được tổ chức với phần lễ mang đậm bản sắc văn hóa địa phương

Các hoạt động bảo tồn, khôi phục lễ hội truyền thống nhận được sự đồng thuận của người dân, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nghệ nhân. Huyện Bảo Yên kỳ vọng thời gian tới, lễ hội truyền thống của địa phương sẽ được người dân, du khách muôn phương biết đến nhiều hơn.

Ông Nguyễn Sĩ Hồng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Yên chia sẻ: Các lễ hội truyền thống góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến du khách thập phương về các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Bảo Yên; kích cầu du lịch, tạo tiền đề liên kết với các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh xây dựng các tour, tuyến du lịch liên tỉnh, tạo thương hiệu cho du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng của huyện Bảo Yên, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Từ năm 2022, lượng khách du lịch đến Bảo Yên đã phục hồi bằng thời điểm trước đại dịch, ước đạt 1,2 triệu lượt, doanh thu từ dịch vụ du lịch ước khoảng 770 tỷ đồng. Từ năm 2023, du lịch Bảo Yên có sự tăng trưởng trở lại, năm 2024, ước đạt 1,4 triệu lượt khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 840 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

fbytzltw