Bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa muôn màu.

Du khách trải nghiệm may áo dân tộc Mông.
Du khách trải nghiệm may áo dân tộc Mông.

Nhiều năm qua, Yên Bái luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Từ đó, giúp người dân vừa giữ được bản sắc văn hóa, vừa tạo đà cho phát triển du lịch, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

Bức tranh văn hóa muôn màu

Yên Bái hiện có 137 di tích lịch sử văn hóa, trên 40 lễ hội truyền thống và hơn 510 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và các lễ hội như: Xên Đông, Gầu Tào, Cúng rừng, nghệ thuật khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh những lễ hội, nét văn hóa trong trang phục, ẩm thực hay những nghi thức xoay quanh đời sống cũng đang được người dân Yên Bái chú trọng, bảo tồn cho thế hệ sau.

Tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, trên 90% đồng bào dân tộc Mông sinh sống với nhiều nét văn hóa độc đáo đã tạo tiền đề cho du lịch phát triển. Người dân nơi đây từng bước đưa bản sắc văn hóa của dân tộc đến với khách du lịch và vươn ra thị trường châu Âu.

Từ việc Trung tâm Nghiên cứu, Liên kết và Phát triển thủ công mỹ nghệ (Craft Link) đặt mua sản phẩm váy, áo và thổ cẩm của người Mông, phụ nữ huyện Mù Cang Chải đã thành lập Nhóm thổ cẩm Mông. Ban đầu, nhóm có 10 thành viên, sau đó phát triển lên Hợp tác xã thêu, dệt thổ cẩm Mông Style với gần 50 thành viên trong huyện.

Trang phục đồng bào dân tộc Mông được du khách thích thú.
Trang phục đồng bào dân tộc Mông được du khách thích thú.

Chị Lý Thị Ninh, Giám đốc Hợp tác xã thêu dệt thổ cẩm Mông Style cho biết, các sản phẩm thổ cẩm của Hợp tác xã có mặt ở thị trường Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang và các nước Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, hiện nay Hợp tác xã làm đa dạng sản phẩm theo nhu cầu của khách du lịch để mỗi dịp huyện tổ chức các sự kiện du khách ghé thăm và mua. Điều này vừa giữ gìn, quảng bá các sản phẩm thổ cẩm của người Mông vừa tạo việc làm, thu nhập cho chị em. Năm 2024, Hợp tác xã thu về gần một tỷ đồng, trừ các khoản chi phí, chị em có thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/tháng. Con số này chưa lớn nhưng với phụ nữ Mông nơi đây đó là điều mơ ước của nhiều người.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều mặt hàng của Trung Quốc được bày bán trên địa bàn huyện với mẫu mã phong phú và giá thành rẻ, nguy cơ mai một nghề thổ cẩm truyền thống. Nhằm lưu giữ nghề thổ cẩm cho thế hệ mai sau, chị Lý Thị Ninh thường xuyên tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ dạy nghề cho con, cháu. Đồng thời, chị kết hợp với các trường học cho học sinh tập thêu, trung bình mỗi năm có hàng trăm học sinh đến Hợp tác xã trải nghiệm tham gia thêu dệt.

Tương tự, tại nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) từ lâu được người dân trong tỉnh Yên Bái và du khách biết đến với lễ cúng rừng thiêng liêng của đồng bào Mông nơi đây.

Ông Lý Tòn Cầu, Chủ tịch UBND xã Nà Hẩu cho hay, Lễ Cúng rừng được huyện Văn Yên tổ chức hằng năm vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch nhằm vừa bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa đẩy mạnh phát triển du lịch. Đây là dịp để nhân dân lên kế hoạch bảo vệ rừng trong năm mới. Thông qua lễ hội, xã có dịp quảng bá với du khách về bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông và tạo thêm thu nhập cho bà con.

Tạo đà cho du lịch

Du khách trải nghiệm giã bánh dày của người Mông.
Du khách trải nghiệm giã bánh dày của người Mông.

Văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc đã mở ra tiềm năng, lợi thế lớn cho phát triển du lịch văn hóa tỉnh Yên Bái. Các điểm du lịch cộng đồng thường xuyên duy trì hoạt động văn nghệ, sinh hoạt văn hóa dân gian và từng bước tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan, tìm hiểu.

Với mục tiêu phát triển du lịch xanh, bản sắc hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Yên Bái ban hành nhiều chính sách phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa truyền thống như: Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 15/9/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2030”.

Thông qua các lễ hội nhằm bảo tồn văn hóa và tạo không gian cho du khách trải nghiệm.
Thông qua các lễ hội nhằm bảo tồn văn hóa và tạo không gian cho du khách trải nghiệm.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái Vũ Thị Mai Oanh cho biết, các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được ban hành kịp thời, tạo cơ chế khuyến khích cho người dân và cộng đồng trong tỉnh. Việc thực hiện những chính sách này nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh và sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan, chính quyền địa phương và sự ủng hộ tích cực, đồng thuận của nhân dân các dân tộc.

Đặc biệt, việc lấy du lịch văn hóa làm nền tảng gắn với du lịch nghỉ dưỡng theo hướng lấy trải nghiệm của khách hàng làm trung tâm, lấy nhân dân làm chủ thể đã tạo nên điểm nhấn mới cho du lịch Yên Bái. Nhờ đó, năm 2024, Yên Bái đón hơn 2,2 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 1.900 tỷ đồng (tăng 11,7% so với năm trước).

Thời gian tới, Yên Bái tiếp tục quan tâm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển du lịch. Tỉnh đẩy mạnh công tác quảng bá và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp lữ hành xây dựng những tour, tuyến hay chương trình du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham quan, nghỉ dưỡng; khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Theo baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw