Bảo Thắng được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 - danh hiệu mà đến nay vẫn chỉ thuộc về số rất ít các huyện của khu vực Tây Bắc.
Lãnh đạo huyện Bảo Thắng đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Thắng khoá XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu tại Đề án 04-ĐA/HU là: Đến năm 2025, huyện có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025, 3/3 thị trấn đạt đô thị văn minh, Bảo Thắng đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.
Đến tháng 9/2023, huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, cùng với xã Sơn Hải mới được công nhận, từ nay đến cuối năm dự kiến có thêm xã Phú Nhuận hoàn thành 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao là quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc huyện Bảo Thắng. (Ảnh: Thường trực Huyện ủy Bảo Thắng chỉ đạo tại một hội nghị trực tuyến với các xã về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao).
Trong năm 2024, Bảo Thắng phấn đấu thêm xã Gia Phú, Xuân Giao và xã Phong Niên hoàn thành các tiêu chí, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của huyện Bảo Thắng lên 63%, thị trấn Phố Lu đạt đô thị văn minh.
Dưới đây là một số hình ảnh về sản xuất nông nghiệp - kinh tế nông thôn tại huyện Bảo Thắng:
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao mà hình ảnh cuộc sống no đủ, làng quê trù phú xuất hiện ngày càng nhiều tại huyện Bảo Thắng.Phát triển vùng cây ăn quả ở xã Xuân Quang. Vùng chè hàng hóa chất lượng cao ở Ải Nam, thị trấn Nông trường Phong Hải. Đưa cơ giới hóa vào thu hoạch chè tại thị trấn Nông trường Phong Hải.
Đồi quế sản xuất theo hướng hữu cơ ở xã Phú Nhuận.Sản phẩm quế của huyện Bảo Thắng được đánh giá có hàm lượng tinh dầu cao.Thanh niên thị trấn Phố Lu hưởng ứng làm đường giao thông nông thôn.Người dân xã Gia Phú cơ giới hóa trong xây dựng đường giao thông nông thôn. Các mô hình sản xuất, hợp tác xã ra đời ở khu vưc nông thôn đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. (Ảnh: Mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại thôn Nậm Hẻn, xã Gia Phú).
Mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao có đích chung nhất là khơi dậy tiềm năng phát triển, nội lực kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân.
Ngày 28/3, Hội Nông dân tỉnh và Ngân hàng HD Bank Chi nhánh Lào Cai đã tổ chức chương trình ra quân trồng cây hoa sim tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Theo kế hoạch, vụ xuân hè năm nay, huyện Si Ma Cai sẽ gieo trồng 4.150 ha ngô. Hiện, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức cho nông dân đăng ký diện tích, cơ cấu, khối lượng giống và đẩy nhanh tiến độ làm đất, gieo trồng ngô xuân hè đúng lịch thời vụ.
Những ngày này, trên các nương dứa tại huyện Mường Khương, không khí thu hoạch tươi vui hơn bao giờ hết. Sau nhiều năm giá cả bấp bênh, vụ dứa năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá, giúp bà con nông dân phấn khởi, mạnh dạn mở rộng diện tích trồng dứa.
Đảng viên trẻ trên địa bàn thị xã Sa Pa đang khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Từ mô hình kinh tế hiệu quả đã lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong đoàn viên, thanh niên và người dân địa phương.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bắc Hà tổ chức lớp tập huấn phục hồi sinh kế cho người dân chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Ngày 27/3, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã ký Quyết định số 822 và Quyết định 823/QĐ-UBND về việc công nhận xã Tả Van, xã Thanh Bình thuộc thị xã Sa Pa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.
Trước tình hình giá gà thịt giảm sâu kéo dài thời gian qua ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi và để phát triển nghề nuôi gà bền vững, phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường xung quanh vấn đề này.
Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Yên, hiện trên địa bàn huyện có 27 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (trong đó nhiễm nhẹ 22 ha, trung bình 5 ha), chủ yếu tại các xã Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Việt Tiến.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.
Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.
Những ngày này, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, nông dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng tập trung xuống đồng làm đất trồng và chăm sóc ngô vụ xuân - hè năm 2025 nhằm đảm bảo khung thời vụ.
Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.
Theo xu thế chung của thị trường cả nước, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh đang trong xu hướng tăng. Hiện giá lợn hơi đang ở mức 74.000 - 76.000 đồng/kg, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu