Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Thị trấn huyện lỵ Phố Lu (Bảo Thắng).
Thị trấn huyện lỵ Phố Lu (Bảo Thắng).

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Bảo Thắng (15/10/1948-15/10/2023):

Đổi mới phương thức lãnh đạo, quyết tâm xây dựng Bảo Thắng là huyện dẫn đầu của tỉnh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trần Minh Sáng

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bảo Thắng

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Thắng lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định rõ chủ đề và mục tiêu tổng quát là “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ, đoàn kết, sáng tạo, xây dựng Bảo Thắng là đơn vị dẫn đầu trong các huyện, thị xã của tỉnh”. Đây là trọng trách lớn của Đảng bộ huyện, các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân huyện Bảo Thắng trong giai đoạn hiện nay.

Ngày 5/3/1947, Đảng bộ tỉnh được thành lập, trở thành nhân tố trực tiếp lãnh đạo Nhân dân Lào Cai đứng lên giải phóng áp bức, đánh đuổi ngoại xâm. Để phát triển phong trào cách mạng rộng khắp hơn nữa, tại khu vực phía Đông Nam của tỉnh, ngày 15/10/1948, Tỉnh ủy Lào Cai quyết định thành lập Huyện ủy Bảo Thắng và chỉ định đồng chí Trần Long làm Bí thư Huyện ủy. Ngay khi thành lập, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên, phát động các phong trào cách mạng trong các tầng lớp Nhân dân; củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành nhiều cuộc đấu tranh giành chính quyền ở các vùng quê, góp phần giải phóng Lào Cai vào ngày 1/11/1950.

z4751431499735_0ce59e6f7855b888ce05845c65b0e174.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ công trình xây dựng cơ bản tại huyện Bảo Thắng.

Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, từ 2 chi bộ đầu tiên với hơn 30 đảng viên, đến nay Đảng bộ huyện Bảo Thắng đã có 32 tổ chức cơ sở đảng với 5.500 đảng viên đang sinh hoạt tại 340 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, đảng viên chiếm 4,9% dân số toàn huyện. Trong mỗi giai đoạn cụ thể, Đảng bộ huyện không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển huyện Bảo Thắng trở thành địa phương dẫn đầu của tỉnh trong thời gian tới.

Kiểm tra các công trình XDCB.jpg
Đồ án quy hoạch thị trấn Phố Lu lên đô thị loại IV, hướng tới xây dựng thị xã Bảo Thắng trong tương lai đang được tập trung thực hiện.

Trong nhiệm kỳ XXVIII, tư duy đổi mới của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục được khẳng định trong việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quy chế về phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy theo hướng khoa học, quyết liệt, sát với thực tiễn. Riêng quy chế làm việc, các chương trình công tác nhiệm kỳ và hằng năm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được cụ thể hóa thành những phần việc cụ thể. Tại các hội nghị triển khai nghị quyết, chỉ thị của Đảng có sự giảm thời lượng đọc báo cáo, tăng cường thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để thống nhất nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

Bảo Thắng 04 (1).jpeg
Thị trấn Phố Lu về đêm.

Trước đây, việc triển khai nghị quyết chủ yếu do các báo cáo viên của Ban Tuyên giáo Huyện ủy đảm nhiệm, nhưng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, trực tiếp đồng chí Bí thư Huyện ủy phổ biến, quán triệt tại các hội nghị cán bộ chủ chốt cấp huyện; với cấp xã là bí thư đảng ủy xã, thị trấn. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện Bảo Thắng đã tổ chức 138 hội nghị, điểm cầu học tập, quán triệt, tiếp thu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, thu hút hơn 11.000 lượt đại biểu tham gia học tập; tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập tại cấp huyện đạt 99,2%, cấp cơ sở đạt 97,3%. Những nhiệm kỳ trước, thực hiện in ấn toàn văn các nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện để cấp phát cho cơ sở, trong nhiệm kỳ này Huyện ủy đã biên soạn thành từng trang thông tin độc lập, các tờ rơi có nội dung khái quát, ngắn gọn với chất liệu bền, trình bày hấp dẫn nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền...

Bảo Thắng 41.jpeg
Huyện nông thôn mới Bảo Thắng có nhiều vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất ứng dụng khoa học - kỹ thuật cao.

Việc xây dựng nghị quyết cũng có sự đổi mới rõ rệt, trước đây thực hiện theo hướng từ trên xuống dưới nhưng nay bắt đầu từ việc tổ chức các hội thảo lấy ý kiến tham gia của chuyên gia, đảng viên lão thành, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân để tiếp thu trí tuệ của toàn dân trước khi xây dựng, hoàn thiện nghị quyết. Với cấp cơ sở, Ban Thường vụ Huyện ủy định hướng các xã, thị trấn căn cứ tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để xây dựng đề án, kế hoạch, nghị quyết. Các nghị quyết, đề án, chương trình công tác trọng tâm, kế hoạch của Huyện ủy ban hành ngay từ đầu nhiệm kỳ đảm bảo sự thống nhất, toàn diện, thông suốt từ huyện đến cơ sở.

IMG_8328.JPG
Nhân dân tích cực hưởng ứng mục tiêu xây dựng huyện Bảo Thắng đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Nổi bật về sự sáng tạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bảo Thắng tại nhiệm kỳ này là triển khai và duy trì cuộc phát động “Sáng thứ Bảy dành cho cơ sở” đối với các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy. Theo đó, các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy dành buổi sáng, thậm chí là cả ngày thứ Bảy tới các địa phương, đơn vị, nhất là những thôn, bản xa xôi nhất, nơi còn nhiều khó khăn để nắm tình hình và trực tiếp cho ý kiến, cùng cơ sở giải quyết vướng mắc. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo tại Đảng bộ huyện Bảo Thắng còn được thể hiện rõ trong lãnh đạo đối với hoạt động hệ thống chính trị và các lĩnh vực cụ thể như công tác tổ chức, cán bộ; công tác giám sát và kiểm tra; công tác chính trị, tư tưởng.

Bảo Thắng 17 (1).jpeg
Bảo Thắng được tỉnh Lào Cai lựa chọn là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp luyện kim và hóa chất. Trong ảnh là một góc Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng.

Hiệu quả trong đổi mới là hệ thống chính trị của huyện được củng cố, ngày càng trong sạch, vững mạnh, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy được tăng cường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong phát triển kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, tiềm năng được phát huy, nội lực được khơi thông, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện từ đầu nhiệm kỳ đến nay đạt bình quân 14,22%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đạt 106 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người dân đạt 64,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 4,72%; hộ khá, giàu tăng qua các năm.

Bảo Thắng 23 (1).jpeg
Văn hóa là nền tảng để huyện Bảo Thắng phát triển bền vững. (Trong ảnh: Khu di tích chiến thắng đồn Phố Lu).

Trong phát triển, lĩnh vực đột phá là kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Bảo Thắng chú trọng phát triển theo hướng tập trung, hình thành vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, Bảo Thắng đã có vùng rau an toàn quy mô 100 ha, vùng cây ăn quả quy mô 3.000 ha, vùng chè hàng hóa quy mô 510 ha, vùng quế quy mô 8.000 ha; toàn huyện có hơn 400 trang trại, trong đó 110 trang trại cấp tỉnh. Thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp hàng hóa, huyện Bảo Thắng sớm xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm là: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp; phát triển sản xuất, thâm canh các ngành hàng lợi thế của huyện; xây dựng các sản phẩm OCOP. Về các lĩnh vực kinh tế khác, Đảng bộ huyện Bảo Thắng xác định sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường; ưu tiên nguồn lực để phát triển thương mại - dịch vụ; triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nền kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực quản lý tài nguyên. Việc quan tâm phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân từ đầu nhiệm kỳ đến nay cũng có những bước tiến quan trọng.

Bảo Thắng 42 (Người Dao đỏ - Thôn Nhuần, Xã Phú Nhuận).jpeg
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để hướng tới xây dựng huyện Bảo Thắng vững mạnh toàn diện, đời sống mọi mặt của Nhân dân được nâng lên. (Trong ảnh: Đồng bào các dân tộc huyện Bảo Thắng trong ngày hội của quê hương).

Sau nửa nhiệm kỳ, mặc dù chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh, dấu hiệu suy thoái, khó khăn của nền kinh tế nhưng nhờ sự sáng suốt, quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Thắng lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vẫn đạt những thành tựu quan trọng. Trong tổng số 24 mục tiêu chính của Nghị quyết Đại hội, có 9 mục tiêu vượt 100%, 3 mục tiêu đạt 100%, 10 mục tiêu đạt từ 70%, chỉ có 2 mục tiêu đạt trên 50% là xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và tổng nguồn lực đầu tư toàn xã hội.

Thành quả bước đầu là nguồn động viên, khích lệ cho những nỗ lực, quyết tâm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy Bảo Thắng trong thực hiện sự đổi mới phương thức lãnh đạo trong nhiệm kỳ và những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào Lào Cai hướng về Điện Biên Phủ với niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Đồng bào Lào Cai hướng về Điện Biên Phủ với niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Sáng 7/5, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai qua sóng truyền hình trực tiếp, cùng với đồng bào cả nước đã hướng về thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi diễn ra Lễ mít tinh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ với niềm tự hào mãnh liệt. Đó là niềm tự hào về ý chí, tinh thần quyết tâm, dũng cảm khiến dân tộc, đất nước Việt Nam dù nhỏ bé nhưng đã đoàn kết đánh thắng thực dân, đế quốc, tạo ra cơn địa chấn toàn cầu.

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày này 70 năm trước, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ là tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương vững mạnh cho cuộc trường kỳ kháng chiến, giữ vững cầu nối tiếp viện trên tuyến biên giới Việt - Trung và tham gia vận chuyển vũ khí, quân lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Cứ điểm Điện Biên Phủ lọt thỏm trong cánh đồng Mường Thanh với bốn bề là núi non vây quanh như tường thành, chỉ nhìn vào đó thôi đã thấy bộ máy chiến tranh của thực dân của Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ chuyên nghiệp, khôn ngoan đến mức nào. Nhưng sự chủ quan về một pháo đài “bất khả xâm phạm” trong Kế hoạch Nava đã nhận lấy thất bại thảm hại trước tinh thần quật cường, ý chí mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trước sự thôi thúc về nhu cầu giải phóng giành độc lập, tự do.

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

fb yt zl tw