Bảo Thắng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong chuyển đổi số

Cùng với đầu tư hạ tầng, nền tảng số, thời gian qua, huyện Bảo Thắng đã và đang chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức, nhất là cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

Xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) có 21 cán bộ, công chức, viên chức. Do chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin nên các cán bộ của xã ngoài nhiệm vụ chuyên môn, đều phải kiêm nhiệm công tác liên quan đến chuyển đổi số.

“Phú Nhuận là xã có dân số đông của huyện Bảo Thắng, sinh sống tại 25 thôn, tương ứng có 25 tổ công nghệ số cộng đồng. Vì vậy, thời gian đầu, khi kiêm nhiệm công tác chuyển đổi số, chúng tôi gặp không ít khó khăn do khối lượng công việc lớn, trong khi không có chuyên môn, kiến thức nền về công nghệ thông tin”, anh Phạm Văn Thiện, công chức văn phòng - thống kê xã (phụ trách chính công tác chuyển đổi số của xã) chia sẻ.

218.jpg

Để “giải bài toán” về nhân lực, đảm bảo các mục tiêu đề ra về chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xã, như tham mưu lãnh đạo xã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về chuyển đổi số do tỉnh, huyện tổ chức; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

Bà Hoàng Thị Thư, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận cho biết: Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình, kế hoạch của huyện, của tỉnh thì đội ngũ cán bộ xã cũng thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin. Đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức của xã đã nắm vững kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, đồng thời, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác hiệu quả các phần mềm dùng chung. Nhờ vậy, công tác chuyển đổi số của xã được thực hiện hiệu quả, xuyên suốt, đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Ngoài ra, với sự quản lý, dẫn dắt của đội ngũ cán bộ xã, tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn hoạt động hiệu quả, giúp người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ số.

217.jpg

Không chỉ xã Phú Nhuận, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Bảo Thắng cũng tích cực đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, trong đó, tập trung phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân lực hiện có.

Bà Bùi Thị Hạnh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Thắng (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện) cho biết: Trong quá trình chuyển đổi số, công nghệ là phương tiện còn con người là yếu tố quyết định sự thành công. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, huyện đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số.

Căn cứ vào tình hình thực tế, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Thắng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo để triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số; tăng cường hoạt động và trau dồi kiến thức cho đội ngũ cán bộ thông qua các buổi tuyên truyền, hội thảo, hội thi; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và tổ chức các lớp tập huấn cho từng đối tượng cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin… Cùng với đó, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện cũng chú trọng đổi mới phương pháp, nội dung bồi dưỡng, đào tạo; mời chuyên gia, cán bộ giỏi về hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

216.jpg

Với những giải pháp sáng tạo, chủ động, huyện Bảo Thắng đã đạt được kết quả tích cực. Trong 9 tháng năm 2024, huyện triển khai tập huấn trên nền tảng MOOCs cho 273 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham gia; tổ chức thành công các lớp tập huấn công tác chuyển đổi số cho hơn 1.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức và thành viên nòng cốt của tổ công nghệ số cộng đồng; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản đạt trên 90%; tỷ lệ công chức các cấp được tập huấn, đào tạo, đào tạo lại, chuẩn hóa kỹ năng về ứng dụng công nghệ đạt trên 50%...

219.jpg

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhận thức về chuyển đổi số của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Bảo Thắng được nâng lên rõ rệt.

Bà Bùi Thị Hạnh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Thắng

“Thời gian tới, địa phương tiếp tục đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hơn nữa trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện Bảo Thắng”, bà Bùi Thị Hạnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw