Từ hôm nay, người dùng MXH phải xác thực mới được đăng bài, bình luận

Hôm nay (25/12), Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng có hiệu lực, trong đó có nhiều điểm mới: đặc biệt là việc xác thực tài khoản mạng xã hội, thì mới có thể tham gia bình luận, đăng bài, livestream…

Nghị định áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Từ hôm nay (25/12), các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực bằng số điện thoại di động đăng ký tại Việt Nam. Nếu không có số điện thoại di động đăng ký tại Việt Nam thì có thể sử dụng số định danh cá nhân. Đối với trẻ em (dưới 16 tuổi) thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em phải đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em và có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

    Cùng với các quy định về chặn gỡ nội dung, dịch vụ vi phạm trong vòng 24 giờ, chặn gỡ kịp thời với nội dung, dịch vụ vi phạm an ninh quốc gia; khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn tài khoản, trang, nhóm, kênh mạng xã hội thường xuyên vi phạm;… thì ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông - khẳng định, không xác thực tài khoản mạng xã hội thì không thực hiện được nhiều hoạt động khác.

    “Các nền tảng mạng xã hội chỉ cho phép những tài khoản nào đã xác thực thì mới bắt đầu được dùng: đăng bài, bình luận, livestream… Còn nếu như chưa xác thực thì chỉ được xem thôi. Một điểm nữa cũng rất là mới chỉ cho phép livestream định danh là bằng số định danh cá nhân, không chỉ là bằng số điện thoại như trước. Livestream với mục đích thương mại liên quan đến việc kinh doanh bán hàng trên mạng, hiện nay còn rất nhiều vấn đề như lừa đảo, nhập nhằng về kinh doanh hàng nhái, hàng giả... Vì vậy, các tài khoản mà muốn thực hiện tính năng livestream thì phải được định danh bằng số định danh mới giám sát chặt chẽ hơn loại hình hoạt động này. Các cơ quan quản lý của Nhà nước sẽ đi kiểm tra việc tuân thủ trong năm 2025” - ông Lê Quang Tự Do nói.

    Theo vov.vn

    Có thể bạn quan tâm

    Tin cùng chuyên mục

    Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” - những khoảng khắc số đi vào lòng người

    Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” - những khoảng khắc số đi vào lòng người

    Dù là một khoảnh khắc bất chợt được ghi được hay là một phóng sự ảnh, phóng sự video được chuẩn bị kỹ lưỡng… mỗi một tác phẩm được gửi đến giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” đều làm nổi bật thông điệp sự thay đổi của công nghệ đối với cuộc sống, đặt con người vào trung tâm của sự thay đổi…

    Nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho người dân chuyển đổi số

    Nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho người dân chuyển đổi số

    Cùng với quá trình chuyển đổi số và sự phát triển của nền kinh tế số, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy Việt Nam đang là đích đến của các tổ chức tội phạm mạng. Việc trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng đang là nhu cầu bức thiết hiện nay.

    Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

    Nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi bản quyền trong môi trường số

    “Vấn đề bản quyền trong môi trường số ảnh hưởng không chỉ đến quyền lợi của các tác giả, các chủ sở hữu quyền, các doanh nghiệp mà còn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế sáng tạo và thương mại điện tử”, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, nhận định.

    fb yt zl tw