Bảo tàng không “cấm sờ vào hiện vật”

Ở thành phố Hòa Bình, có một bảo tàng du khách không chỉ được động chạm vào mà còn được sử dụng các hiện vật đang trưng bày.

Bảo tàng văn hóa sống

Ông Hà Công Yềm, người Mường ở phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình bắt đầu ngày làm việc mới ở Bảo tàng không gian văn hóa Mường bằng việc  thử tiếng bộ chiêng dùng cho buổi biểu diễn sắp tới. Vừa gõ và lắng nghe âm thanh của từng chiếc chiêng, ông Yềm vừa giải thích cho du khách về bộ chiêng 12 chiếc của người Mường. Người đàn ông 54 tuổi này là một nghệ nhân am  hiểu về văn hóa dân tộc Mường.

Ông biết chơi chiêng, hát dân ca, làm các vật dụng theo cách truyền thống. Khách đến bảo tàng có thể được xem ông vót đũa, đan gùi hay làm dây treo chiêng. Ông giải thích với họ về cách sử dụng chúng, vị trí của chúng trong đời sống người Mường. Khách tham quan có thể thoải mái quan sát và cả thử sử dụng các vật dụng ấy. Trong khuôn viên Bảo tàng không có tấm biển “Cấm sờ vào hiện vật” nào giống như thường thấy ở những bảo tàng khác.

Bảo tàng không gian văn hóa Mường nằm trên hai quả đồi rộng 4ha, tái hiện không gian sống của một xã hội Mường thu nhỏ với 4 ngôi nhà thể hiện cho bốn thành phần trong xã hội Mường: nhà Lang (thuộc tầng lớp cao nhất trong xã hội Mường); nhà Ậu (là tầng lớp giúp việc cho Lang); nhà Noóc (thuộc tầng lớp bình dân trong xã hội Mường); nhà Noóc trọi (là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội Mường). Có không gian để trình diễn những nghề thủ công truyền thống, không gian thể hiện đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh và không gian để vui chơi, tổ chức lễ hội của người Mường. Có phòng trưng bày các hiện vật quý và khu vườn thuốc gồm các cây thuốc thường được người Mường sử dụng để chữa bệnh.

Tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường, tất cả các vật dụng đều được làm ra từ chính bàn tay của người Mường. Những vật dụng ấy không chỉ có giá trị trưng bày mà còn được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống của chúng không dừng lại trong tủ kính mà vẫn tiếp tục như trong chính ngôi nhà của các gia đình. Những chiếc gùi được mang lên vườn hái rau, vẫn còn vương vết đất đồi. Những đôi đũa được dùng trong các bữa ăn, lên màu tre bóng. Và người sử dụng chúng là gần 20 nhân viên người Mường cùng làm việc với ông Yềm tại Bảo tàng. Chính đội ngũ nhân viên này là những người làm cho Bảo tàng luôn luôn sống động.

Trở thành những người làm công ăn lương cho Bảo tàng nhưng công việc của họ không khác với khi ở nhà là mấy. Những người phụ nữ làm vườn, trồng rau, nấu ăn, tập múa hát. Những người đàn ông làm vật dụng trong nhà, chơi chiêng và những việc nặng khác. Cái khác lớn nhất là họ hướng dẫn du khách đi tham quan Bảo tàng, giới thiệu về đời sống của chính cộng đồng dân tộc mình. Cuộc sống của họ trong bảo tàng giống như một gia đình đầm ấm, giúp khách tham quan phần nào cảm nhận được hơi thở cuộc sống của người Mường.

Ước mơ làm “cánh tay nối dài”

Người chủ của Bảo tàng không gian văn hóa Mường là anh Vũ Đức Hiếu, sinh năm 1977, lại là một người Kinh chính hiệu. Ban đầu anh bỏ công sưu tầm các vật dụng truyền thống của người Mường, từ chiếc gùi, con dao, cái khăn, cái áo đến bộ chiêng… vì lòng say mê văn hóa Mường. Anh lo lắng khi thấy những vật dụng ấy đang dần dần vắng bóng khỏi ngôi nhà của người Mường.  Khi số lượng các hiện vật quá nhiều, cộng với sự gợi ý của nhiều người, anh Hiếu thành lập Bảo tàng này vào năm 2007.

Về mục tiêu hướng tới của Bảo tàng, anh Hiếu tâm sự: “Chúng tôi mong muốn việc mình làm tạo ra sự ảnh hưởng trong cộng đồng xã hội về việc bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, không chỉ riêng đối với người Mường, mà còn đối với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nó là hình thức cánh tay nối dài. Một cá nhân tôi không thể làm hết mọi việc, mình chỉ muốn với công sức nhỏ bé của mình tạo ra một sự ảnh hưởng, đánh thức tính cộng đồng đối với bà con mình”.

Vốn là một họa sỹ, anh Vũ Đức Hiếu mong muốn thông qua các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc để chuyển tải những thông điệp về văn hóa dân tộc tới khách tham quan. Tại không gian của bảo tàng anh dự định sẽ xây dựng góc cư trú nghệ sỹ. Các nghệ sỹ sẽ đến đây sáng tác, lấy văn hóa truyền thống của người Mường trên đất Hòa Bình làm cảm hứng để truyền tải những thông điệp về văn hóa dân tộc tại địa phương.

Công chúng có thể cảm nhận cái hay cái đẹp của văn hóa bản địa thông qua hình thức ngôn ngữ mới do nghệ sỹ đưa vào. Năm 2011, tại Bảo tàng đã diễn ra  triển lãm “Đất Mường” với các tác phẩm được sáng tác ngay trong khuôn viên bảo tàng, trong niềm cảm hứng được khơi lên từ vẻ đẹp của văn hóa truyền thống.

Sắp tới, từ ngày 17-27/10, Trại sáng tác nghệ thuật quốc tế “Đất Mường 2” và sự kiện Asia Art Link lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại bảo tàng với sự tham dự của khoảng 80 nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

fb yt zl tw