Báo quốc tế ngợi ca phố cổ Hội An mang vẻ đẹp quyến rũ vượt thời gian

Theo trang Indian Express, một trong những điểm đến quyến rũ nhất tại Việt Nam là phố cổ Hội An.

Dạo quanh phố cổ Hội An (Việt Nam) trên những con đường lát đá thực sự là một trải nghiệm hấp dẫn đối với du khách.

Vào thế kỷ 15 đến 18, phố cổ Hội An là trung tâm của hoạt động kinh doanh: các thương nhân đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác xem nơi đây "như là nhà" trong nhiều tháng và có ảnh hưởng lâu dài đối với khu định cư này. Trước khi biển bị bồi lấp và hạ xuống thấp hơn, Hội An từng là một cảng quan trọng cho đến thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20, tuy mất đi vai trò là cảng thị quan trọng nhưng hoạt động buôn bán ở Hội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn gây chú ý với du khách quốc tế, đặc biệt hơn nữa là điểm đến hấp dẫn đáng khám phá tại Việt Nam.

Ngày nay, những ngôi nhà lịch sử của Pháp từ xa xưa nằm xen lẫn giữa những ngôi chùa, phòng họp, cửa hàng, nhà cổ bằng gỗ, đặc biệt là ngôi chùa Cầu – được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi thương nhân Nhật Bản và là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, trở thành thành phố cổ kính, quyến rũ này dành cho người đi bộ với hơn 150 tiệm may. Trải nghiệm trên sông trên chuyến du thuyền khi mặt trời lặn, sau đó đi học nấu ăn hoặc thưởng thức ẩm thực đường phố là những hoạt động hấp dẫn ở Hội An.

"Đi bộ hoặc đạp xe dạo quanh phố cũng được xem là cách đơn giản nhất để khám phá phố cổ. Đi bộ qua các con phố, hòa mình vào nhịp sống chậm lại được xem là những điều tuyệt vời nhất khi trải nghiệm ở đây", tác giả bài viết Rupali Dean viết.

Theo tác giả, đi bộ dạo quanh phố cổ mang lại cảm giác thư giãn, bỏ lại cuộc sống bộn bề đằng sau. Ở đây, du khách cũng ngạc nhiên trước sự pha trộn giữa kiến trúc sang trọng và truyền thống lịch sử xa xưa của khu phố cổ.

Dấu ấn lịch sử được bảo tồn đến ngày nay

Theo tác giả, sự pha trộn của phong cách kiến trúc và văn hóa không phải là yếu tố đặc biệt duy nhất ở đây.

"Điều gây chú ý nhất khi bước vào Phố cổ Hội An (Việt Nam) là vô số các tòa nhà được sơn màu vàng đặc trưng, gắn liền với văn hóa lịch sử của đất nước, biểu thị vận mệnh, thịnh vượng và trang trọng", tác giả Rupali Dean nhận định.

Về trải nghiệm xe xích lô của du khách quốc tế, tác giả cho rằng nếu đôi chân trở nên mệt mỏi vì dạo bộ quá lâu thì du khách có thể thuê một chiếc xích lô dạo quanh phố cổ. Đây là loại xe ba bánh, trong đó tài xế ngồi phía sau và khách ngồi phía trước. Đến những điểm mua sắm, tác giả cũng bày tỏ đặc biệt ấn tượng với dịch vụ may đo theo yêu cầu. Du khách có thể lựa chọn vải, thương lượng để có giá tốt nhất và chỉ sau vài giờ, cửa hàng sẽ gửi quần áo đến khách sạn bạn ở.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đặc biệt ấn tượng với cầu Nhật Bản. Tác giả viết, gắn liền với thương cảng lịch sử từ xưa, cầu Nhật Bản trở thành điểm đến không thể thiếu khi du khách dạo quanh phố cổ Hội An. Đi dọc trên những con đường ngoằn ngoèo và các cửa hàng hai bên đường, dừng chân tại các phòng trưng bày nghệ thuật hay quán cà phê bên cạnh cửa hàng tạp hóa, thưởng thức nước dừa trong quán là những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Hội An.

Đáng chú ý hơn là cây cầu Nhật Bản đặc biệt thu hút sự chú ý của du khách quốc tế.

"Cây cầu đưa du khách sang bên kia đường, giúp bạn có thêm trải nghiệm những tòa nhà cổ ở phố cổ Hội An", tác giả viết.

Những ngôi nhà cổ ở phố cổ Hội An được bảo tồn mang dấu ấn mang kiến trúc Nhật Bản và Trung Quốc. Từng là một thương cảng phồn thịnh của các thế kỉ 16, 17 xưa kia, phố cổ Hội An có rất nhiều thương nhân người Hoa, người Nhật, Tây Ban Nha…buôn bán tấp nập và những ngôi nhà cổ mái ngói phong rêu, con đường nhỏ vẫn từng ngày in dấu thời gian.

"Ngôi nhà gỗ đã hơn 400 năm tuổi và là tòa nhà bằng gỗ không có cửa sổ. Bạn sẽ được chào đón bằng một nụ cười chân thành và một ly trà hoa nhài khi chiêm ngưỡng vô số di tích được bảo tồn cẩn thận qua nhiều năm. Trang trí khảm ngọc rất tinh tế", tác giả cho biết.

Ấn tượng phố cổ Hội An về đêm

Thêm vào đó, theo tác giả Rupali Dean, trải nghiệm buổi tối ở phố cổ Hội An cũng rất đặc biệt. Vào ban đêm, khi lưới đèn lồng giữa các tòa nhà đang rực sáng chính là lúc phố cổ trở nên quyến rũ nhất. Điểm giữa của cây cầu luôn là một nơi sôi động khi mọi người dừng lại để chụp ảnh.

"Gậy chụp ảnh lưu lại những bức ảnh có không gian rộng, lấy được tất cả cảnh quan xung quanh. Những chiếc đèn lồng giấy thắp sáng thả nổi trên sông cũng là hoạt động khám phá thú vị", tác giả viết.

Và theo tác giả, khép lại một ngày dài khám phá Hội An, cho đến khi bạn đã sẵn sàng đăng tải hình ảnh của ly cocktail, những món ăn ngon và ngắm nhìn dòng sông thơ mộng thì cũng là lúc các cửa hàng đã kéo cửa chớp xuống, ánh sáng lấp lánh trong bóng tối trên đường du khách trở về khách sạn.

Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw