Báo quốc tế gợi ý những món bánh truyền thống thơm ngon của Việt Nam

Theo trang Willflyforfood, Việt Nam là một trong những quốc gia có ẩm thực ngon nhất thế giới, đặc biệt là các món bánh truyền thống.

Ấn tượng ẩm thực truyền thống của Việt Nam

Tác giả bài viết kể về chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất là kỳ nghỉ kéo dài một tháng và đã có cơ hội khám phá ẩm thực đa dạng của đất nước.

"Đến Việt Nam nhiều lần nhưng ẩm thực Việt Nam luôn khiến tôi muốn ăn nhiều hơn nữa. Tôi đã ăn các món từ Sapa, Hà Nội, Huế, Hội An, thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long và viết thành cuốn sách về cẩm nang ẩm thực truyền thống của Việt Nam để giới thiệu những món ăn ngon nhất và thú vị nhất mà Việt Nam đang có", tác giả nêu lên cảm nhận về món ăn Việt theo quan điểm cá nhân.

Những món bánh tại Huế gây ấn tượng sâu sắc với tác giả.
Những món bánh tại Huế gây ấn tượng sâu sắc với tác giả.

Theo tác giả, nếu dùng một từ để mô tả món ăn truyền thống của Việt Nam, đó sẽ là sự cân bằng. Cân bằng là quan trọng trong tất cả các loại hình ẩm thực nhưng dường như tầm quan trọng đặc biệt có thể thấy rõ nhất trong ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực truyền thống của Việt Nam đạt được sự cân bằng trong các khía cạnh khác nhau của món ăn như hương vị, chất dinh dưỡng và cách trình bày. Chẳng hạn, trong các loại gia vị được sử dụng, đầu bếp thường tìm đến sự cân bằng giữa chua, đắng, ngọt, cay và mặn.

Khi trình bày, các đầu bếp thường tạo điểm nhấn các màu xanh, đỏ, vàng, trắng và đen. Món ăn Việt Nam được coi là một trong những món ăn lành mạnh nhất trên thế giới và điều này một phần là do sự cân bằng các chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, protein, khoáng chất và nước.

Đặc biệt tác giả có nhắc đến món nem rán, đặc biệt ấn tượng với nước chấm Việt Nam làm từ nước mắm, dưa chuột thái lát và các thành phần khác, có ăn kèm theo rau xanh tươi như rau diếp, rau mùi, tía tô và bạc hà.

Dưới đây là những món ăn ấn tượng trong ẩm thực truyền thống tác giả kể đến:

Đầu tiên phải kể đến bánh cuốn. Đây là một món ăn nổi tiếng ở miền bắc Việt Nam và giờ đây đã trở nên phổ biến khắp Việt Nam. Bánh cuốn là món bánh được làm từ bột gạo mỏng lên men hấp chín cùng với nhân thịt lợn xay đã tẩm gia vị và mộc nhĩ. Món bánh sẽ ăn kèm với hành khô và dùng kèm với một bát nước mắm (nước mắm Việt Nam) và các loại rau thơm. Bánh cuốn cũng thường được ăn kèm với giò chả Việt Nam, dưa chuột thái lát và giá đỗ.

Bánh cuốn Việt Nam.
Bánh cuốn Việt Nam.

Bên cạnh đó, những món bánh từ đất Huế cũng gây ấn tượng đặc biệt với tác giả. Món bánh này làm từ bột gạo phổ biến ở Huế và miền Trung Việt Nam. Các loại bánh Huế bao gồm bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít, bánh ướt và chả tôm. Bánh bèo có lẽ nổi tiếng nhất trong các loại bánh bột lọc của Huế.Tác giả viết: bánh làm bằng gạo hấp với tôm khô, bì heo chiên giòn và được phủ thêm các thành phần khác như hành lá, đậu phộng rang, bột đậu xanh và hành. Các loại bánh sẽ ăn kèm thêm gia vị nước chấm đặc trưng của Việt Nam.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội

Ngoài ra, tác giả cũng nhắc đến món bánh tráng nướng tại Thành phố Hồ Chí Minh - được ví như món pizza Việt Nam và là một món ăn nhẹ phổ biến vào ban đêm. Để làm món này, trứng cút hoặc trứng gà được đánh tan và trộn với hành lá trước khi đổ lên bánh tráng. Điều này giúp bánh tráng không bị cháy và giữ tất cả các lớp phủ bên trên lại với nhau. Đây là một món ăn nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi đó thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những quán ăn đường phố, luôn sẵn sàng phục vụ du khách. Một trong những loại bánh đường phố phổ biến nhất của Việt Nam là bánh gối được ví như món bánh empanada của Việt Nam. Nhân bánh có thịt lợn băm, nấm, miến và trứng cút – thường được đặt vào giữa vỏ bánh, sau đó được gấp lại và ép chặt lại thành nửa hình tròn trước khi chiên ngập dầu cho đến khi chín vàng và giòn.

Bánh gối bánh tôm Hà Nội.
Bánh gối bánh tôm Hà Nội.

Đặt tên theo hình dạng được ví như chiếc gối, bánh gối đã trở thành ẩm thực quen thuộc của người dân Hà thành. Ngoài ra còn có bánh tôm cũng rất thơm ngon. Và chắc chắn không thể thiếu rau xanh tươi, rau thơm và một bát nước chấm. Nhúng những chiếc bánh chiên vào bát nước chấm, ăn kèm theo ít rau sẽ mang đến điều kỳ diệu.

Và bánh xèo cũng là món ăn yêu thích khác của người dân Việt Nam. Đây là một loại bánh giòn làm từ bột gạo chiên với nhân thịt ba chỉ, tôm, hành lá và giá đỗ. Để làm bánh xèo, bột phải được đổ vào chảo nóng và sau đó đổ đầy các nguyên liệu trước khi gấp lại giống như món trứng ốp la.

"Kỳ lạ, màu của bánh xèo giống như món trứng rán nhưng lại không phải làm từ trứng. Màu vàng do nghệ trộn vào bột", tác giả viết.

Cái tên "bánh xèo" theo nghĩa đen là một món bánh được rán trong chảo nóng và tạo ra âm thanh đúng như tên gọi.

Bánh xèo.
Bánh xèo.

Bánh xèo cũng được ăn cùng với các loại rau thơm như rau mùi, bạc hà và tía tô trước khi chấm vào nước mắm pha. Dù là đồ chiên nhưng thực khách sẽ không thấy ngấy dầu bởi vị tươi mát của rau xanh tươi và nước mắm. Giòn bên ngoài nhưng mềm bên trong, bánh xèo rất ngon và thú vị khi ăn.

Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw