Bảo đảm vừa chống dịch vừa phòng, chống thiên tai

Bảo đảm vừa chống dịch vừa phòng, chống thiên tai ảnh 1

Tổng cục trưởng Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài.

Trước diễn biến phức tạp của bão chồng bão trên Biển Đông, các cấp Bộ, ngành địa phương đã chuẩn bị phương án để bảo đảm mục tiêu kép vừa chống bão vừa chống dịch. Tổng cục trưởng Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Quang Hoài đã có những chia sẻ với báo chí chung quanh vấn đề này.

Phóng viên: Xin ông cho biết những khó khăn trong công tác ứng phó với bão số 5 trong điều kiện diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp như hiện nay?

Ông Trần Quang Hoài: Trong giai đoạn hiện nay chúng ta phòng, chống bão hết sức khó khăn bởi các địa phương đang tập trung phòng, chống dịch Covid-19, nhưng không phải vì thế mà công tác phòng, chống thiên tai bị sao nhãng.

Hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai quốc gia đang nỗ lực bám sát theo dõi và điều chỉnh kịch bản để phòng, chống cơn bão này đạt mức bảo đảm an toàn trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 71 nghìn tàu thuyền ở phạm vi ảnh hưởng của cơn bão này đã đều nắm được thông tin và di chuyển về nơi tránh trú an toàn. Chỉ còn 224 tàu với 2.000 lao động, trong đó nhiều nhất là ở hai địa phương Quảng Nam và Quãng Ngãi, đang di chuyển vào khu vực an toàn. Đây là những đối tượng chúng tôi đang tập trung chỉ đạo.

Một vấn đề hiện nay chúng tôi lo lắng hơn cả đó là nếu bão đổ bộ vào đất liền thì cần phải làm gì để bảo đảm an toàn cho nhân dân trong khu vực có dịch Covid-19. Hiện nay, cơ quan phòng, chống thiên tai cùng các địa phương đã xây dựng, tổng hợp chi tiết từng địa phương đến từng bản, từng xã, từng huyện phương án ứng phó khi bão đổ bộ. Dự kiến, có 6 tỉnh với 29 huyện, thị xã và có hơn 4.000 ca F0 có nguy cơ bị ảnh hưởng của cơn bão này.

Vậy với hơn 4.000 ca F0 này thì phương án sơ tán đến đâu và việc bảo đảm an toàn như thế nào để không bị lây nhiễm thì tất cả các địa phương đều đã xây dựng các kịch bản.

Thí dụ, ở Nghệ An số lượng ca F0 ở khu vực ven biển tương đối lớn. Địa phương đã sàng lọc và sẵn sàng phương án lực lượng y tế sẽ đến xét nghiệm bóc tách các đối tượng đó ra ở những vùng độc lập như các trường học hiện nay học sinh đang học online và một số vùng khu vực công cộng khác. Hầu hết các địa phương đều đang triển khai phương án này rất quyết liệt.

Hiện, đang là thời điểm khu vực miền trung thu hoạch lúa mùa chính vụ và lúa hè thu. Vì vậy, các địa phương đang tập trung cao độ các máy móc để gấp rút thu hoạch và cũng không bị ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19.

Các phương án phối kết hợp giữa các lực lượng để bảo đảm an toàn cho tất cả các hoạt động giao thông, sản xuất, đặc biệt là các công trình công cộng khác như điện, hệ thống lưới điện, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và các khu công nghiệp cũng đã được tính đến. Đặc biệt khu vực có đông người lao động tập trung, tất cả các phương án kịch bản đã được xây dựng đưa ra và được kiểm soát nếu trong trường hợp bão xảy ra thì sẵn sàng ứng phó.

Phóng viên: Tổng Cục trưởng có thể chia sẻ chi tiết hơn về công tác thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa chống bão? Đặc biệt là những kế hoạch cụ thể trong việc phối kết hợp với ngành y tế đã được triển khai như thế nào ạ?

Ông Trần Quang Hoài: Đây là lần đầu trong công tác phòng, chống thiên tai xuất hiện tình huống vừa phòng chống thiên thai vừa phòng chống dịch bệnh nên nảy sinh rất nhiều các vấn đề xã hội cần phải lo lắng. Hiện các cấp ngành, địa phương cũng đang tập trung cho việc triển khai hai nhiệm vụ trọng tâm này.

Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng cuốn sổ tay về phòng, chống dịch Covid-19 trong tình huống thiên tai có thể xảy ra. Thứ hai là liên hệ với ngành y tế để bố trí nhân lực có chuyên môn sẵn sàng ứng phó khi xảy ra thiên tai. Đồng thời có công văn gửi sang Bộ Y tế đề nghị có hướng dẫn, chỉ đạo đôn đốc ở các địa phương triển khai công tác chống thiên tai và dịch bệnh.

Bộ Y tế đã có 2 văn bản kịp thời hướng dẫn các địa phương đặc biệt là các Sở Y tế ở khu vực tỉnh, thành phố trong vùng thiên tai và lên phương án rất cụ thể. Thí dụ như các F0 sẽ sàng lọc như thế nào, di chuyển ra sao; chuẩn bị cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật như thế nào để điều trị F0 làm sao để không bị lây nhiễm dịch ra cộng đồng.

Các hướng dẫn này, hiện các địa phương đều đã cập nhật và xây dựng cả phương án cung cấp lương thực thực phẩm cho những khu vực được sơ tán. Các địa phương đã lên kế hoạch về lực lượng, lương thực phực phẩm, và cách thức vận chuyển... để bảo đảm tốt nhất khi xảy ra tình huống.

Phóng viên: Trong bối cảnh hiện nay diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp chưa biết bao giờ có thể khống chế được và diễn biến của mưa bão vẫn còn tiếp diễn trong những tháng tới. Vậy ông có khuyến nghị gì đến người dân và các địa phương?

Ông Trần Quang Hoài: Hiện nay, chúng tôi cũng xác định đang là trọng tâm của mùa mưa bão, tập trung nhiều khu vực Bắc Trung Bộ và miền trung nước ta và tất nhiên không tránh khỏi cả khu vực miền bắc và miền nam nước ta. Chính vì vậy, trong công tác chỉ đạo cũng như triển khai thực hiện chúng ta phải luôn luôn chủ động ở các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn mà cơ bản là cơ quan phòng, chống thiên tai, các lực lượng vũ trang và cộng đồng và lực lượng y tế dự phòng… Tất cả cùng phải đồng sức đồng lòng chiến đấu và chiến thắng thiên tai và dịch bệnh.  

Phóng viên: Xin cảm ơn Tổng cục trưởng!

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw