Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn

Bộ KH&CN thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ lĩnh vực chip bán dẫn trước mắt là ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu về chip bán dẫn.

Chia sẻ tại một hội thảo gần đây về công nghiệp bán dẫn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Hồng Thái cho biết, các nhà quản lý cũng như giới chuyên môn hiện tạm thời định hình rõ thực trạng nền công nghiệp chip bán dẫn Việt Nam. Các câu hỏi như Việt Nam đã chạm tay vào sản xuất được chip bán dẫn chưa? Liệu thế giới có đang trao cho Việt Nam cơ hội đầu mối phát triển chip bán dẫn ở thế giới, ở khu vực... đã có câu trả lời.

“Trong chuỗi quy trình công nghệ chip bán dẫn, về sản xuất, Việt Nam chưa có sản xuất mà mới đang tham gia thiết kế, đóng gói và kiểm thử. Nguyên liệu sản xuất chúng ta cũng chưa có. Giá trị gia tăng mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực này là thấp. Nguồn nhân lực chất lượng cao đang rất thiếu, mặc dù đội ngũ kỹ sư thì có”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Thái nêu thực trạng.

Nguồn nhân lực chất lượng cao đang rất thiếu, nhất là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn Hỗ trợ đào tạo thông qua tài trợ các đề tài nghiên cứu.
Nguồn nhân lực chất lượng cao đang rất thiếu, nhất là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn Hỗ trợ đào tạo thông qua tài trợ các đề tài nghiên cứu.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Thái, nếu cứ phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI (đầu tư nước ngoài) Việt Nam không bao giờ làm chủ công nghệ. Sẽ mãi mãi ở vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng thấp và có thu nhập thấp, không phát triển được.

“Tất nhiên, phải thấy FDI là rất quan trọng với Việt Nam. Chúng ta sẽ phải dựa vào họ để học hỏi, để làm chủ công nghệ. Nhưng chúng ta phải đi cùng họ, thì mới tham gia được”, Thứ trưởng Bộ KH&CN lưu ý.

Thứ trưởng Bộ KH&CN cho rằng, nguồn nhân lực chất lượng thấp trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn hiện nay có lỗi từ cơ chế chính sách phát triển chưa có sự rõ ràng. Các doanh nghiệp như Viettel, hoặc các trường đại học cũng đã bắt đầu có những kế hoạch để thay đổi tình hình. Nhưng sự kết nối để tạo nên hệ sinh thái là chưa đầy đủ. Hệ sinh thái đó phải bắt đầu từ cơ quan quản lý nhà nước, tiếp theo là từ các viện nghiên cứu, các trường đại học. Rồi từ khối doanh nghiệp, cuối cùng là từ các nhà khoa học và người dân.

“Bộ KH&CN định hướng về nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về công nghệ. Chiến lược sản xuất là Bộ Thông tin và Truyền thông. Còn kêu gọi kết nối FDI và từng bước cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, chính là vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư… Các cơ quan quản lý nhà nước phải ngồi với nhau, thống nhất để có chính sách”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Thái nêu quan điểm.

“Bộ KH&CN sẽ định hướng đề tài quốc gia, đề tài cấp bộ về vi mạch bán dẫn. Đây là một hướng để các trường đại học tạo điều kiện cho các thạc sĩ, nghiên cứu sinh có được sự hỗ trợ về nghiên cứu, tham gia vào nghiên cứu”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Thái khẳng định.

Một hướng tháo gỡ khác, để góp phần thúc đẩy đào tạo nhân lực chất lượng cao, là dành kinh phí cử cán bộ đi nước ngoài để học hỏi. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) hiện có chính sách ưu tiên cử cán bộ trẻ đi làm nghiên cứu ở nước ngoài.

“Vừa qua, lãnh đạo Bộ KH&CN đã yêu cầu ban điều hành quỹ mỗi năm xác định 5 lĩnh vực ưu tiên, từ nay bên cạnh các lĩnh vực như y học, gen…, sẽ ưu tiên vi mạch bán dẫn. Đây là cái thiếu trong trong những năm vừa qua”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Thái nhìn nhận.

“Những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ ưu tiên các nhóm nghiên cứu trẻ. Một tiến sĩ có đề tài 5 năm, chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lương cho 3 cán bộ. Mức lương có thể không được cao, nhưng đủ để các nhà khoa học sống. Nhân dịp này, các đơn vị cần tìm cách kéo các chuyên gia quốc gia, quốc tế vào các đề tài nghiên cứu. Hãy có đề án, Bộ KH-CN sẽ có cơ chế để hỗ trợ”, Thứ trưởng Bộ KH&CN nêu rõ.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Mở rộng cơ hội đầu tư, phát triển trí tuệ nhân tạo và bán dẫn tại Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam liên tiếp đón những chuyến thăm của những lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn. Gần đây nhất, ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) đến Việt Nam ký kết hợp tác với doanh nghiệp lớn của Việt Nam về nghiên cứu và sản xuất chip bán dẫn, sau chuyến thăm của Chủ tịch Nvidia Jensen Huang.

Làm việc với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Nvidia Keith Strier nêu rõ mục tiêu của chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm hiện thực hóa các cam kết hợp tác về trí tuệ và bán dẫn được đưa ra hồi tháng 12/2023, giữa Chính phủ, các bộ ngành của Việt Nam và ông Jensen Huang.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng hoan nghênh các đề xuất hợp tác của đại diện Nvidia tại thị trường Việt Nam. Bộ trưởng cho biết: Chính phủ Việt Nam coi trí tuệ nhân tạo là công nghệ chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo là giải pháp hữu hiệu để công nghệ này đi vào mọi mặt của cuộc sống, nâng cao hiệu quả làm việc cũng như chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân.

Khẳng định tầm quan trọng và sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, công nghiệp công nghệ thông tin, Bộ trưởng cho biết: Hiện nay các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã có năng lực đầu tư phát triển hạ tầng, trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ, giải pháp về tri tuệ nhân tạo trong nước và quốc tế. Ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam cũng đang thu hút khá nhiều đầu tư FDI nước ngoài.

Nắm bắt cơ hội này, Nvidia hãy mạnh dạn đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng Việt Nam phát triển mạnh mẽ thị trường tiềm năng này. Bộ TT&TT luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ để doanh nghiệp hai nước có môi trường thuận lợi mở rộng đầu tư, phát triển tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị.

Hai bên đã trao đổi về các khả năng hợp tác xây dựng các Trung tâm siêu tính toán tại Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực cho trí tuệ nhân tạo và công nghiệp bán dẫn, hợp tác phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp về AI, hợp tác chuyển một phần sản xuất thiết bị của Nvidia sang Việt Nam, hợp tác xây dựng các tiêu chuẩn cho trung tâm dữ liệu (DC).

Đặc biệt, hai bên đã nhất trí cùng hợp tác thành lập một Khoa đào tạo chuyên về trí tuệ nhân tạo tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, với sự hỗ trợ về chương trình đào tạo, tài liệu và chuyên gia của Nvidia.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw